MẸO CHỮA TIÊU CHẢY CHO BÀ BẦU HIỆU QUẢ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC, BÀ BẦU BỊ TIÊU CHẢY LÀM THẾ NÀO ĐỂ “ĐỐI PHÓ”

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Ơn - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Sản phụ khoa và đã công tác tại tất cả các vị trí ở khu vực phòng khám, phòng sinh, phòng cấp cứu sản phụ khoa, phòng thủ thuật và khu điều trị theo yêu cầu.

Bạn đang xem: Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu


Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sản phụ, cần có biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa cho mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi.


Khi bà bầu có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng trong 1 ngày đi 3 lần trở lên thì đây là một dấu hiệu tiêu chảy.

Có thể nhắc đến một số nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở mẹ bầu như do virus, vi khuẩn, vi trùng đường ruột, ngộ độc thực phẩm, thuốc... hay một số bệnh lý tình trạng phổ biến cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ bầu như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac và viêm loét đại tràng.

Ngoài ra các nguyên nhân gây tiêu chảy ở mẹ bầu mang thai mà chúng ta dễ dàng nhận biết hơn bao gồm:

Chế độ ăn uống thay đổi đột ngột, khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi, không quen dẫn đến tình trạng tiêu chảy trong thời gian đầu mang thai.Nhạy cảm với thức ăn mới, lạ, thực phẩm trước đây chưa từng ăn trước khi mang thai có thể gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy khi ăn ở thời kỳ mang thai.Uống nhiều vitamin sẽ khiến bao tử khó chịu và gây tiêu chảy. Mẹ bầu nên bổ sung lượng vitamin vừa đủ cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.Hormone thay đổi làm chậm hoặc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Tình trạng tiêu chảy thường phổ biến hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ, gần ngày sinh, tiêu chảy ở bà bầu có thể trở nên nặng hơn do nguyên nhân có thể mẹ bầu chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên không phải tất cả mẹ bầu đều bị tiêu chảy trong những tháng cuối thai kỳ, một số có thể không bị.


Tình trạng tiêu chảy thai kỳ có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên việc bị tiêu chảy kéo dài ở mẹ bầu sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định. Phổ biến là mẹ bầu dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thời gian bị tiêu chảy, mẹ bầu cần biết cách bù nước, các chất điện giải để đảm bảo sức khỏe.

Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém hơn nên khi mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Thai nhi có mẹ bị tiêu chảy kéo dài trong thai kỳ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, thậm chí bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nguy hiểm nhất có thể dẫn để chết thai.


*

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy khi mang thai đều tự khỏi, bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên mẹ bầu nên biết nếu tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, virus, vi khuẩn, mẹ bầu cần uống nhiều nước để rút ngắn thời gian tiêu chảy. Biết được nguyên nhân gây tiêu chảy sẽ có cách điều trị hợp lý và hiệu quả.

Bà bầu cần xem xét lại thuốc mình đang sử dụng, nhờ có sự tư vấn của bác sĩ để biết nguyên nhân gây tiêu chảy có phải do thuốc không để điều chỉnh lại hợp lý. Nếu tình trạng tiêu chảy 2-3 ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bầu nên đến bác sĩ để khám, thực hiện xét nghiệm để tìm ra căn nguyên tiêu chảy.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng cần được xem xét cẩn thận, tránh xa các thức ăn có nguy cơ tiêu chảy như đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ cay, chế phẩm sữa, thức ăn giàu chất xơ...

Để điều trị tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu cần có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ phù hợp với tình trạng tiêu chảy.


*

Để phòng ngừa tối đa nguy cơ tiêu chảy trong thời kỳ mang thai, bà bầu cần:

Uống nhiều nước.Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas...Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống...Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.Bổ sung sữa chua đẩy lùi tiêu chảy khá hiệu quả.

Xem thêm: Nên Khám Vàng Da Ở Đâu - Vàng Da Kéo Dài Ở Trẻ Nhỏ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.
*

407.4K


Dịch vụ từ Vinmec
Thông tin Bác sĩ
Chủ đề:Tiêu chảy nhiễm khuẩn
Tiêu hóatiêu chảy buồn nôn
Thai sản
Tiêu chảy ở bà bầu
Gói học thai sản
Tiêu chảy
Tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết bên dưới.

1. Tại sao bà bầu bị tiêu chảy?

Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăngì, chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai.

Rối loạn nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone Progesterone tăng cao, kíchthích nhu động ruột hoạt động. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng, buồn nôn, nôn kèm tiêu chảy.Rối loạn tiêu hóa do thói quen, sở thích và chế độ ăn uống của mẹ bầu thayđổi. Chẳng hạn, mẹ bầu thèm chua, thèm ngọt nên ăn nhiều các loại thực phẩm này, dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy,…Mẹ bầu bổ sung nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng,… khiến hệ tiêu hóa bị“quá tải”, cơ thể không hấp thụ hết dưỡng chất và dẫn đến hệ quả là đi ngoài.Mẹ bầu bất dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như phản ứng với lactose trong sữanên khi uống sữa để bồi bổ cơ thể thì bị đau bụng, nôn ói và đi phân lỏng. Một số mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh (dành cho mẹ bầu) và bị tiêu chảy dotác dụng phụ của thuốc. Mẹ bầu mắc bệnh lý về đường ruột như viêm ruột cấp tính, viêm loét tá tràng,trực tràng,… Không chỉ bị tiêu chảy, mẹ bầu còn bị mệt mỏi, suy nhược và đau nhức toàn thân.

*

Nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bịtiêu chảy

2. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bà bầu có thể kiểm soát và khắc phục tình trạng tiêu chảy bằng một số loại thực phẩm. Vậy bà bầu bị tiêuchảy nên ăn gì?

Cơm trắng

Có thể nói đây là món ăn quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Và thật bất ngờ, cơm trắng có thể khắc phụctình trạng đi ngoài ở mẹ bầu cực kỳ hiệu quả. Theo đó, hàm lượng carbohydrate (carb) có trong cơm trắng chứa 1 hoặc 2 loại đườngfructose và galactose. Đây đều là những loại đường mà cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. 

Ngoài ra, lượng tinh bột dồi dào trong cơm trắng còn có tác dụng hút bớt phần nước trong phân, giúp kếtcấu phân trở nên khô cứng hơn, cải thiện được tình trạng đi phân lỏng, đi ngoài ra nước.

Bánh mì hoặc bánh quy

Ngoài cơm trắng thì bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì nữa? Câu trả lời chính là bánh mì hoặc bánh quy. Bởigiống như cơm trắng, lượng tinh bột trong bánh mì sẽ giúp phân được khô cứng, khắc phục tình trạng tiêu chảy. Còn bánh quy thì chứa ítmuối nên làm chậm/ giảm tình trạng mất nước của cơ thể, phòng tránh mất cân bằng điện giải do tiêu chảy.

*

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Bánh mì chính là một gợi ý

Khoai lang hoặc khoai tây

Khi bị táo bón, mẹ bầu thường được khuyên ăn khoai lang để nhuận tràng. Và khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cũnghoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn. Bởi khoai lang, khoai tây hay các loại khoai, củ nói chung chứa nhiều enzyme và cácvitamin A, B, C, kali,… tốt cho hệ tiêu hóa. Lưu ý là khi tiêu chảy thì mẹ bầu chỉ nên chế biến khoai bằng cách hấp, luộc; tránh chiên hay xàonhiều gia vị, dầu mỡ.

Táo

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi? Táo chính là “ứng cử viên sáng giá”. Thành phần pectin cótrong quả táo khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn các chất có hại gây kích thích đường ruột.Không dừng lại đó, quá trình phân hủy pectin còn tạo ra lượng lớn prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạngtiêu chảy hiệu quả.

*

Bà bầu rất nên ăn táo để cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệuquả 

Uống nước dừa

Ngoài các loại thực phẩm nói trên thì mẹ bầu bị tiêu chảy rất nên uống nước dừa. Nước dừa giàu điện giảivà khoáng chất nên giúp mẹ bầu phòng tránh mất nước, lấy lại cân bằng điện giải, giảm suy nhược, mệt mỏi. Bêncạnh đó, hàm lượng axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hóa thành monolauric giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tối ưu. Nhưng có một lưu ý hết sứcquan trọng là mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) không nên uống nước dừa. 

3. Một số lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy

Ngoài thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thì nhiều người còn không biết khi mang thai mà bị tiêuchảy, mẹ bầu cần lưu ý những gì.

Uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc oresol để bù nước,phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.Giảm lượng sữa hoặc tạm thời ngưng bổ sung sữa và tham khảo ý kiến của bácsĩ, chuyên gia để được tư vấn sản phẩm phù hợp hơn. Thay sữa bằng các loại sữa chua, sữa chua uống để bổ sung lợi khuẩn cho hệtiêu hóa. Có thể cân nhắc sử dụng một số loại thảo dược như cam thảo, gừng để tốt chohệ tiêu hóa. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc trị tiêu chảy, kể cả thuốc khôngkê đơn để phòng tránh các tác dụng phụ và biến chứng, rủi ro không mong muốn.Xem xét lại các thuốc đang sử dụng, nếu cẩn thận và cần thiết thì đến gặpbác sĩ để được bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh, thậm chí là ngưng sử dụng. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, cần nhanh chóng đi khám. Nếu để lâu hơnthì sức khỏe sẽ suy kiệt, nguy hiểm cho cả bản thân lẫn thai nhi trong bụng.

*

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên uống thật nhiều nước để bù nước, tránh bịmất nước 

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp mẹ bầu giải được đáp thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và làmgì. Mọi vấn đề về tiêu hóa xảy ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể an tâm đến khám và điều trị tại Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệthống Y tế anduc.edu.vn. Chuyên khoa được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ mang đến cho bạn sựhài lòng và an tâm tuyệt đối. 

Đặc biệt, quý khách hàng có thể tiết kiệm thời gian khám chữa bệnh tại anduc.edu.vn bằng cách đặt lịch trướcqua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp quý khách đặt lịch cũng như chọn được dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.