LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH OVERTHINKING, 8 CÁCH GIÚP BẠN THOÁT KHỎI

Bạn có luôn nghiền ngẫm về sự kiện đã xảy ra? Hay bạn thường nghi ngờ quyết định của mình? Thậm chí, bạn nhai đi nhai lại lỗi lầm và những điều bạn không thể thay đổi? Nếu đây là bạn, bạn có thể đang bị tình trạng overthinking đó! Nhưng bạn đã biết overthinking là gì chưa?


Để nhận biết dấu hiệu overthinking là gì và cách giúp bạn quản lý những suy nghĩ quá tải trong tâm trí; Hello Bacsi chia sẻ với bạn về overthinking là gì, các ảnh hưởng của tình trạng này và phương án giải quyết nhé.

Bạn đang xem: Làm sao để chữa bệnh overthinking

Overthinking là gì?

Overthinking là một hành vi tâm lý mà một người dành nhiều thời gian và năng lượng để suy nghĩ về các vấn đề, thường là những vấn đề nhỏ nhặt hoặc không cần thiết và không thể chuyển những suy nghĩ này thành hành động hoặc một kết quả tích cực nào đó. Tâm trí cứ lẩn quẩn xung quanh các vấn đề đó như một vòng lập, đến mức dẫn đến lo âu, căng thẳng và gây trở đời sống hàng ngày.

Tình trạng overthinking xảy ra nhiều trong cuộc sống, bao gồm công việc, học tập, các mối quan hệ từ bạn bè đến người thân và cả sự tương tác xã hội.


Overthinking thường được chia thành hai loại:


Suy tư về quá khứ Lo lắng về tương lai.
*
Overthinking là gì? Là khi bạn nghiền ngẫm, suy nghĩ nhiều đến mức trì hoãn, không thể hành động

Dấu hiệu bạn đang bị overthinking

Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang overthinking bao gồm:


Tưởng tượng các tình huống xấu nhất. Lặp đi lặp lại điều gì đó tồi tệ đã xảy ra trong quá khứ. Cảm thấy thất vọng hoặc chán nản vì những suy nghĩ của bạn. Dành nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai. Nghĩ đi nghĩ lại về những suy nghĩ, lo lắng hoặc sợ hãi giống nhau. Suy nghĩ về điều gì đó quá nhiều khiến bạn khó tập trung vào việc khác. Tiếp tục suy nghĩ về một tình huống khi bạn đã xác định được các giải pháp hợp lý. Không thể chuyển sang vấn đề quan trọng tiếp theo vì bạn cứ nghiền ngẫm về cùng một vấn đề.

Tại sao bạn lại bị overthinking?


Sanam Hafeez – Nhà tâm lý học thần kinh cho rằng, nguyên nhân khiến một người mắc phải tình trạng overthinking là do: “Suy nghĩ quá nhiều có thể là một cách để bạn cố gắng kiểm soát tình huống và cảm thấy tự tin hơn về những việc cần làm tiếp theo”. Khi bạn suy nghĩ nhiều, não bộ sẽ cố gắng giảm bớt sự lo lắng của bạn bằng cách xem xét các tình huống có thể xảy ra và cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Các nhà nghiên cứu tin rằng có một số người có thể khả năng dễ overthinking hơn những người khác. Ví dụ, những người cầu toàn có xu hướng suy nghĩ quá nhiều.

Hafeez cũng cho biết: “Những người cầu toàn và những người thành công quá mức có xu hướng overthinking vì họ sợ thất bại; và nhu cầu phải trở nên hoàn hảo của họ cao hơn những người khác. Điều này dẫn đến việc lặp lại hoặc chỉ trích các quyết định và sai lầm.”

*

Overthinking có phải là rối loạn tâm thần không?

Về mặt tâm lý học, tình trạng overthinking không phải là một rối loạn tâm thần cũng như chưa đủ cơ sở và thông tin để chẩn đoán là rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, triệu chứng overthinking là một triệu chứng thường xuất hiện trong các tiêu chí chẩn đoán các rối loạn tâm thần.

Một số các rối loạn tâm thần có triệu chứng overthinking bao gồm:

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Viện y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH, khi nghiên cứu về sự suy ngẫm quá mức có mối liên kết với các triệu chứng trầm cảm và lo âu như thế nào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, overthinking và căng thẳng là một mối tương quan hai chiều. Các chuyên gia gọi đây là một tình huống ‘con gà và quả trứng’. Bạn càng căng thẳng và lo âu bạn càng suy nghĩ. Tương tự, bạn càng suy nghĩ nhiều bạn càng dễ cảm thấy căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.

Nếu suy nghĩ quá nhiều vấn đề, quá mức và diễn ra trong thời gian dài, tình trạng này trở thành một dấu hiệu cho thấy bạn cần được tầm soát các rối loạn tâm thần tiềm ẩn khác.

Khi trải qua sự kiện đau buồn, bạn cũng thường trở nên quá cảnh giác. Đây là khi bạn luôn cảnh giác cao độ về nguy hiểm. Một số người trở nên cảnh giác quá mức khi overthinking về các rắc rối tiềm ẩn có thể xảy ra.

Tác hại của việc overthinking là gì?

Tác hại của overthinking sẽ làm ảnh hưởng đến cách bạn trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh, khiến bạn khó đưa ra quyết định trong những tình huống quan trọng. Tình trạng càng kéo dài bạn càng bị suy kiệt năng lượng, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe thể chất của bạn.

Theo Tiến sĩ Tâm lý học Fowler, ông đã cảnh báo về tác hại của overthinking như sau: “Việc suy ngẫm quá mức trong thời gian dài sẽ khiến các cá nhân cảm thấy lo lắng, trầm cảm, suy giảm khả năng chịu đựng và chống lại các tác nhân gây căng thẳng, dần dần cảm thấy cô đơn, mất hứng thú và trầm cảm”.

Ngoài các tác hại đối với sức khỏe tinh thần, tình trạng overthinking còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Một số những triệu chứng có thể xảy ra bao gồm: Mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, giảm khả năng tập trung, thay đổi khẩu vị… Chưa kể còn làm tăng nguy cơ đau tim và tăng nguy cơ tự tử vì trầm cảm.

*
Tác hại của việc overthinking là gì? Tác hại của overthinking không chỉ gây ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất

Cách thoát khỏi overthinking để giảm suy nghĩ tiêu cực là gì?


Đánh lạc hướng bản thân

Bạn có thể ngừng overthinking bằng đánh lạc hướng suy nghĩ bằng cách làm những việc bạn thích; chẳng hạn như mua sắm, nấu ăn, chơi nhạc cụ,…

Ngoài ra, thay vì dùng thời gian để đắm chìm trong những suy nghĩ rối ren ấy, bạn có thể học một cái gì đó mới; chẳng hạn như chơi một môn thể thao, học thêm một kỹ năng liên quan đến công việc hiện tại của mình,…

Thêm vào đó, đánh lạc hướng dòng suy nghĩ chính là cho phép bản thân bạn nghỉ ngơi. Bạn không chỉ làm được việc gì đó hữu ích hơn mà còn có thể tìm ra lối thoát cho vấn đề trước đó mà không cần nghĩ quá nhiều về nó.

Hít một hơi thật sâu

Cách thoát khỏi overthinking là gì? Đó là phương pháp hít thở sâu; có lẽ bạn đã nghe nhiều về phương pháp này nhưng nó thật sự mang lại hiệu quả tức thời. Lần tới khi bạn thấy mình trằn trọc suy nghĩ, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu.


Phân tích nguyên nhân dẫn đến overthinking là gì một cách khách quan

Lý do dẫn đến overthinking là gì? Việc suy nghĩ quá mức thường do một số nguyên nhân như nuối tiếc vì quá khứ; lo lắng về tương lai; hoài nghi về bản thân; hay căng thẳng trong công việc và học hành.

Xác định được lý do sẽ giúp chúng ta chủ động né xa những tình huống đó. Kể cả khi bạn khó có thể tránh được hoàn toàn, bạn sẽ biết cảnh giác những kích thích có hại này.

*
Cách thoát khỏi overthinking là gì? Phân tích nguyên do

Quan sát ở góc nhìn toàn cảnh

Tất cả những vấn đề trôi nổi trong tâm trí bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong 5 hoặc 10 năm tới? Liệu có ai thực sự quan tâm đến việc bạn bạn đã từng thi rớt đại học không? Hay họ chỉ quan tâm bây giờ bạn làm công việc gì? Lương ra sao?

Đừng để những vấn đề nhỏ biến thành trở ngại lớn cho bạn. Thay vì suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề nào đó; hãy tìm cách để giải quyết vấn đề đó ngay bạn nhé!

Công nhận những thành công của bạn

Khi bạn đang suy nghĩ quá nhiều, hãy dừng lại, lấy sổ tay hoặc ứng dụng ghi chú yêu thích trên điện thoại ra; rồi viết ra 5 điều bạn thấy tự hào trong tuần qua và những nỗ lực bạn đã bỏ ra.

Đây không cần phải là những thành tựu to lớn. Có thể chỉ đơn giản là bạn đã chịu tập thể dục; hay dọn dẹp căn phòng của mình; hay nói lời yêu thương với cha mẹ. Khi bạn nhìn vào thành quả của mình; bạn có thể thấy ngạc nhiên vì sức mạnh của những thành quả nhỏ nhặt cộng lại.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn hãy xem lại điều bạn ghi chú khi thấy suy nghĩ của mình đang rối tung lên.

Hành động ngay và luôn

Khi bạn tự hỏi cách thoát khỏi overthinking là gì? Đôi khi, cách đơn giản nhất là hành động. Việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ giống nhau có thể do bạn chưa thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết.

Lần tới khi bạn bị những câu hỏi hoặc vấn đề khiến mình căng thẳng; hãy chủ động ghi lại những cách bạn có thể thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi suy nghĩ và hướng năng lượng của bạn vào việc thực hiện các bước khả thi.

*
Cách thoát khỏi overthinking là gì? Hành động ngay và luôn

Chấp nhận nỗi sợ hãi của mình

Một số thứ sẽ luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Học cách chấp nhận điều này có thể giúp bạn hạn chế overthinking. Hơn nữa, việc chấp nhận những suy nghĩ và nỗi sợ hãi tiêu cực có thể giúp cải thiện sức khỏe tâm lý.

Tất nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm; việc chấp nhận nỗi sợ sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Để chấp nhận sự sợ hãi, bạn cần học cách đối diện từ từ với nỗi sợ của mình.

Ví dụ bạn sợ thuyết trình trước đám đông; bạn có thể bắt đầu với việc tập thuyết trình trước gương; rồi sau đó tập với 1-2 người thân hoặc người bạn của mình; rồi sau đó tập với một nhóm lớn hơn. Cứ như vậy theo thời gian, bạn sẽ gia tăng được sức chịu đựng của mình và có sự tự tin khi thuyết trình nơi đông người.

Cùng chủ đề Overthinking: Khủng hoảng hiện sinh là gì?

Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia sức khỏe tâm thần

Bạn không cần phải chịu đựng việc overthinking một mình. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài có thể giúp bạn học các công cụ để giải quyết những suy nghĩ của mình; thậm chí thay đổi suy nghĩ của bạn.

Hoặc khi overthinking kéo dài, ảnh hưởng tới các hoạt động, nghề nghiệp và mối quan hệ, lúc đó bạn nên sớm tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần như bác sĩ hoặc tâm lý gia.

Câu hỏi thường gặp

Overthinking trong tình yêu là gì?

Overthinking trong tình yêu là tình trạng mà bạn suy nghĩ quá nhiều một cách cực đoan về mối quan hệ hiện tại. Bạn dự đoán về những tình huống tiêu cực có thể xảy ra, đến mức khiến bạn mệt mỏi, lo lắng và thậm chí là bạn khóc một mình khi nghĩ đến những tình huống ấy.

Overthinking có phải lúc nào cũng gây hại?

Nếu bạn đang vật lộn với overthinking, bạn dễ cảm thấy “mắc kẹt” với các suy nghĩ và không thể thực hiện bất kỳ hành động nào. Bạn khó có thể khó loại bỏ những suy nghĩ ra khỏi tâm trí và tập trung vào bất cứ điều gì khác.

Thật ra, overthinking không phải lúc nào cũng xấu; nó chỉ xấu khi khiến bạn trì hoãn và không quyết đoán. Suy nghĩ quá nhiều có thể gây ra căng thẳng, và một chút căng thẳng tạo áp lực để bạn hành động giải quyết.

Ví dụ, khi bạn lo lắng về một bài thuyết trình quan trọng trong công việc, sự căng thẳng có thể giúp bạn chuẩn bị bài thuyết trình sớm hơn, kỹ lưỡng hơn. Nó có thể khiến bạn làm việc chăm chỉ cho dự án và đi làm sớm hơn một chút vào ngày thuyết trình để đảm bảo bạn đến đúng giờ. Đôi khi, suy nghĩ quá nhiều có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các giá trị của mình và các lĩnh vực tiềm năng để phát triển cá nhân.

Không phải trường hợp overthinking nào cũng gây ra ảnh hưởng xấu. Overthinking trở nên không lành mạnh khi nó ngăn cản bạn hành động; hoặc can thiệp tiêu cực vào cuộc sống hàng ngày cũng như hạnh phúc của bạn. gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, công việc và các mối quan hệ xã hội của bạn.

*

Kết luận

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu overthinking là gì và cách thoát khỏi overthinking là gì. Trong cuộc sống, ai cũng nhiều vấn đề cần giải quyết. Thay vì cứ mãi suy nghĩ đến chúng; ta hãy bắt tay vào giải quyết chúng ngay bạn nhé. Chúc bạn thành công trong việc cân bằng tâm trí của mình!

Overthinking là gì? Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, overthinking đã trở thành một vấn đề tâm lý phổ biến đối với nhiều người. Đây là trạng thái khi tâm trí chúng ta chìm đắm trong những suy nghĩ không cần thiết, thường là về những vấn đề không đáng kể. Trong bài viết này, hãy cùng Sforum tìm hiểu về overthinking nghĩa là gì, nguyên nhân, tác hại và triệu chứng của người overtinking cũng như gợi ý cho bạn những cách hiệu quả để vượt qua trạng thái này.

Overthinking là gì?

Overthinking là một trạng thái mà não bộ của chúng ta hoạt động không ngừng, vượt ra khỏi giới hạn mà chính bản thân nó đặt ra. Trí óc không ngừng phân tích, đánh giá và đôi khi cảm thấy không hài lòng với những suy nghĩ mà ta đang nắm giữ. Những vấn đề lặp đi lặp lại, xoay quanh tâm trí, không chỉ tạo ra cảm giác đau khổ. Mà nó còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống hàng ngày.

Việc tìm hiểu Overthinking là gì thường được phân loại thành hai loại chính. Đó là suy nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Khi ta đắm chìm quá sâu trong những suy nghĩ này, cảm giác bị mắc kẹt và thiếu khả năng tìm ra giải pháp hiệu quả.

Xem thêm: 12 Điều Kiêng Kỵ Ngày Rằm, Mùng 1 Bị Bệnh Có Sao Không Nên Làm

*
Tìm hiểu Overthinking nghĩa là gì?

Vậy ưu điểm và nhược điểm của một người overthinking là gì? Tâm lý lo lắng và suy nghĩ quá mức trong một khoảng thời gian ngắn có thể thúc đẩy chúng ta hành động, tìm cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nếu để nó trở thành một rào cản, làm trở ngại cho kế hoạch và mục tiêu, sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và tâm trạng của chúng ta, thì overthinking sẽ trở thành một tác nhân tiêu cực và độc hại.

Nguyên nhân gây ra overthinking

Nguyên nhân gây ra overthinking là gì? Theo nhà tâm lý học thần kinh Sanam Hafeez, overthinking bắt nguồn từ mong muốn kiểm soát tình hình và tăng cường sự tự tin cho những bước đi tiếp theo của chúng ta. Trong quá trình suy nghĩ quá mức, bộ não cố gắng giảm bớt lo lắng bằng cách tạo ra các kịch bản và dự đoán về những điều sắp diễn ra.

Tuy nhiên, đôi khi việc suy nghĩ quá mức lại khiến chúng ta mắc kẹt trong vòng xoay mà không thể tìm ra cách hành động. Hafeez làm rõ rằng: "Vấn đề chính của overthinking là tâm trí bị cuốn vào những lo lắng đa dạng". "Những người cầu toàn và thành công thường trải qua overthinking vì nỗi sợ thất bại và mong muốn hoàn hảo cao hơn bình thường. Điều này dẫn đến việc lặp lại và tự chỉ trích mọi quyết định và sai lầm của họ."

*

Triệu chứng của overthinking

Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân của overthinking là gì, có thể thấy trạng thái tâm lý này sẽ bộc lộ ra những triệu chứng nhất định? Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang overthinking:

Liên tục suy nghĩ về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Chỉ nhớ về những sự kiện tồi tệ trong quá khứ.

Cảm thấy buồn bã và chán nản vì những suy nghĩ của mình.

Dành quá nhiều thời gian suy nghĩ tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai.

Luôn sống trong sự sợ hãi và lo lắng lặp đi lặp lại về cùng một vấn đề.

Không thể ngừng suy nghĩ về một tình huống sau khi đã tìm ra các giải pháp hợp lý.

Khó chuyển qua vấn đề quan trọng tiếp theo vì liên tục nghĩ về một vấn đề duy nhất.

*
Triệu chứng của người overthinking là gì?

Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của overthinking đang có tác hại đến cuộc sống hàng ngày. Nó đòi hỏi sự chú ý và quản lý để giữ cho tâm trí được thoải mái và tích cực.

Tác hại của overthinking

Vậy tác hại của overthinking là gì trong cuộc sống con người chúng ta? Một trong những tác hại rõ ràng nhất của overthinking là tâm trạng tiêu cực và tinh thần kiệt quệ. Những người trải qua trạng thái này thường tự đặt câu hỏi vô tận. Điều này dẫn đến việc tự đánh giá và phê phán về mọi hành động, quyết định của bản thân.

Tác hại của overthinking không chỉ giới hạn ở tâm trạng tiêu cực. Mà nó còn có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Có thể kể đến như trầm cảm, khó ngủ, rối loạn ăn uống và lạm dụng chất kích thích,... Nếu không được xử lý kịp thời, overthinking có thể dẫn đến bệnh trầm cảm nghiêm trọng.

*

Mặt khác, người gặp trạng thái này sẽ khó nhận thức được overthinking là gì, nghĩa là họ sẽ không thể vượt qua cảm xúc và tâm lý xấu. Từ đó, gây ra khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và tương tác với người khác. Những người overthinking thường hoài nghi và lo lắng về hành động của người xung quanh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Bởi vì sự hoạt động quá mức ở vùng trước trán của não.

Mặc dù không phải là một căn bệnh, overthinking vẫn là trạng thái của tinh thần mang đến đầy tác hại. Tuy nhiên, với sự can thiệp và hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, người mắc overthinking hoàn toàn có khả năng hồi phục và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

10 Cách vượt qua overthinking hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu overthinking là gì, nguyên nhân, triệu chứng của người overthinking và tác hại của nó, dưới đây là danh sách 10 cách vượt qua overthinking đơn giản và hiệu quả, mà bạn có thể tham khảo:

Tập thiền

Tập thiền không chỉ là việc ngồi yên để tâm trí được nghỉ ngơi. Mà nó còn là hành trình dẫn dắt những bóng ma tâm lý trong tâm hồn. Từ đó, đưa trí não hướng đến ánh sáng cuối đường hầm. Khi bắt đầu một buổi thiền, hãy tập trung vào việc hít thở thật sâu. Điều này sẽ giúp tăng cường sự sâu lắng và làm tâm trí trở nên tĩnh lặng hơn. Từ đó, dễ dàng chuyển hóa những suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng bắt đầu xuất hiện.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày để ngồi thiền có thể giúp giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh, những ý nghĩ không mong muốn mà tâm trí thường xuyên chịu đựng. Như vậy, việc tập thiền không chỉ là một phương tiện giảm stress mà còn là cách hiệu quả để chấp nhận và xua đuổi những tưởng tượng tiêu cực.

*
Tập thiền

Tìm ra được nguyên nhân và phân tích

Như bạn đã biết nguyên nhân của Overthinking là gì? Nó có nguồn gốc từ nhiều yếu tố khác nhau. Đôi khi, nó bắt nguồn từ nuối tiếc về quá khứ, lo lắng về tương lai, áp lực từ công việc, học tập. Hoặc thậm chí là sự nghi ngờ vào bản thân… Khi xác định được nguyên nhân cụ thể, chúng ta cũng đã bước gần hơn đến việc giải quyết vấn đề. Dù không thể loại bỏ nó hoàn toàn, việc nhận diện nguyên nhân giúp chúng ta hạn chế tối đa nguy cơ tiềm ẩn. Từ đó, tạo ra cơ hội để điều chỉnh và thích nghi một cách hiệu quả hơn.

*

Viết nhật ký

Thói quen viết nhật ký không chỉ là cách để ghi lại những suy nghĩ một cách ngắn gọn. Mà nó còn giúp dọn dẹp mớ hỗn độn trong tâm trí. Có thể nhiều người thắc mắc tác dụng của việc viết nhật ký đối với những người overthinking là gì? Thói quen này sẽ giúp chuyển những suy nghĩ không rõ ràng thành chữ hiện hữu trên giấy. Mặc dù có ít người chọn phương pháp này để đối phó với tác hại của overthinking. Nhưng hiệu quả mà việc viết nhật ký mang lại là không thể phủ nhận. Việc này không chỉ giúp ngăn chặn quá trình overthinking mà còn hỗ trợ trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy. Điều này mang lại lợi ích rất lớn cho công việc và học tập hàng ngày.

*
Viết nhật ký

Chấp nhận thành công của bản thân

Hãy trân trọng và yêu thương bản thân hơn. Hãy dành thời gian để thừa nhận những thành công của chính mình. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt là khi chưa đạt được những mục tiêu lớn hơn. Hãy tự tặng lời khen để tự thúc đẩy bản thân và tạo động lực mạnh mẽ . Việc thừa nhận thành công của bản thân giúp bạn tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực. Từ đó, giảm bớt sự tác hại và những triệu chứng của overthinking là gì. Có thể vì mọi thứ đối với bạn trở nên hoàn hảo, tốt đẹp hơn qua một góc nhìn tích cực.

*

Tin tưởng vào trực giác bản thân

Tin tưởng vào trực giác bản thân có vẻ như là một phương pháp đơn giản, nhưng lại là điểm khởi đầu tối ưu giúp người đối mặt với overthinking vượt qua tình trạng tồi tệ hiện tại. Như bạn đã biết về nguyên nhân của overthinking là gì, nó thường xuất phát từ việc hối tiếc về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai.

Hãy một lần tin tưởng vào cảm nhận ban đầu của bản thân. Lựa chọn ý nghĩ đầu tiên để ngăn chặn chuỗi suy nghĩ sau đó. Đây cũng là cách sống vui vẻ trong hiện tại. Tin tưởng vào trực giác là tin tưởng chắc chắn vào cảm giác của mình về tương lai mà không hoài nghi và không để suy nghĩ phóng đại vấn đề.

*
Hiểu overthinking nghĩa là gì và tìm ra giải pháp cho bản thân

Học cách hài lòng và biết ơn

Học cách biết ơn những gì chúng ta đang có, những thành tựu dù nhỏ bé hay lớn. Đó có thể là thành tích học tập hay những thành công trong công việc. Quan trọng nhất là biết ơn sự cố gắng mà chúng ta đã bỏ ra để đạt được điều đó. Hãy tránh những tham vọng quá lớn đối với điều ngoài tầm với. Như vậy khi thất bại thì ta không cảm thấy thất vọng.

Đặc biệt, đối với những người cầu toàn, hãy nhớ overthinking là gì và hãy học cách hài lòng với những giá trị, ý nghĩa có ở hiện tại - những điều mà chúng ta đang sở hữu. Việc cố gắng vượt qua mọi tiêu chuẩn có thể dẫn ta vào vòng xoáy của overthinking. Lúc đó, rơi vào mê cung suy nghĩ tự tạo ra, tự trách móc bản thân và thất vọng.

*

Hoạt động thể chất

Các hoạt động thể chất không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe và sự linh hoạt cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích về tâm lý. Việc thực hiện các hoạt động thể năng đều đặn giúp giảm căng thẳng, xua đi những tình trạng căng thẳng. Giúp tâm trạng trở nên minh mẫn và suy nghĩ tích cực hơn.

Khi bạn nhận ra những triệu chứng của overthinking là gì, hãy dành một khoảnh khắc để chấm dứt nó bằng cách tham gia hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội. Hoặc tham gia các hoạt động thể thao cộng đồng. Ngoài ra, những công việc như dọn dẹp nhà cửa hoặc nấu ăn cũng có thể giúp bạn phân tâm khỏi những suy nghĩ rối bời của tâm trí. Hãy thử và trải nghiệm hiệu quả tích cực mà hoạt động thể chất mang lại.

*

Hoà mình vào thiên nhiên

Thiên nhiên là một loại thuốc chữa lành tốt nhất không chỉ cho tâm hồn mà cả thể xác. Dù bạn sống trong thành phố ồn ào, nơi đô thị hiện đại hay giữa vùng quê yên bình. Thì không khí trong lành thực sự là điều có lợi cho tâm trí của bạn. Nó mang đến cảm giác thư giãn tối đa cho tâm hồn.

Vậy lợi ích của thiên nhiên đối với người overthinking là gì? Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc đi bộ trong tự nhiên khoảng 90 phút có nhiều cây xanh sẽ giúp giảm bớt sự suy nghĩ quá mức. Môi trường yên bình với âm thanh và màu sắc tự nhiên giúp chúng ta tập trung hơn vào việc tận hưởng không gian, thay vì bị cuốn vào những suy nghĩ tiêu cực.

*
Hiểu overthinking nghĩa là gì và chữa lành bằng thiên nhiên

Phát triển kỹ năng interpersonal skill

Kỹ năng giao tiếp cá nhân còn gọi là interpersonal skill. Đây là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt hiện tượng overthinking. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phát triển những kỹ năng này có thể đóng góp đáng kể vào quá trình giảm căng thẳng tâm lý. Một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của overthinking là gì? Đó là sự lo lắng và sợ hãi quá mức, thâm chí với những lỗi nhỏ nhất. Những người overthinking thường là người cầu toàn và có tham vọng cao.Kỹ năng giao tiếp cá nhân sẽ giúp giảm bớt áp lực tâm lý do suy nghĩ quá mức. Do đó, hãy đặt tâm vào:

Tăng cường khả năng tự nhận thức về bản thân (self-awareness)

Phát triển sự tự tin (self-confidence)

Học hỏi và rèn luyện sự bình tĩnh, sự tự chủ trong mọi tình huống (self-control)

*

Nhờ chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần hỗ trợ

Nếu bạn không thể tự tìm ra nguyên nhân overthinking là gì, cung không tìm được một giải pháp phù hợp để chữa lành tâm hồn cho mình, hãy nhờ các chuyên gia tư vấn sức khỏe. Không nên đối mặt với overthinking một mình nếu bạn thấy khó khăn khi tự thoát khỏi nó. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn. Điều này sẽ giúp học cách đối mặt và thậm chí thay đổi những suy nghĩ đó.

Nếu overthinking kéo dài và bắt đầu tác động đến công việc, hoạt động hàng ngày và mối quan hệ, thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần như bác sĩ hoặc tâm lý học là quan trọng để có sự giúp đỡ cần thiết. Điều này giúp bạn giải quyết vấn đề từ gốc rễ và đảm bảo sự hỗ trợ chuyên sâu. Từ đó, bạn có thể tái lập lại cân bằng tâm trí và cuộc sống của mình.

*

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp về người overthinking là gì và triệu chứng, tác hại của nó mà bạn có thể tham khảo:

Người overthinking là gì?

Người overthinking là những người có xu hướng phân tích và suy nghĩ về mọi tình huống, quyết định hoặc sự kiện trong cuộc sống một cách cẩn trọng và chi tiết. Điều này thường diễn ra ở mức độ không cần thiết và quá mức lo lắng. Người overthinking thường xuyên suy nghĩ về quá khứ, lo lắng tương lai. Hoặc thường xuyên tự đặt ra những câu hỏi vô nghĩa và không cần thiết.

Đặc điểm của người overthinking là gì? Nó có thể bao gồm việc phân tích quá mức mọi chi tiết của một tình huống, cảm giác không an tâm và lo lắng về những khả năng xấu nhất có thể xảy ra và chưa từng hài lòng với quyết định của mình. Họ thường trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo sợ và stress do áp lực tâm lý mà họ tự tạo ra từ việc suy nghĩ quá mức.

*
Người overthinking nghĩa là gì?

Overthinking có phải là bị rối loạn tâm thần không?

Overthinking không được coi là một rối loạn tâm thần cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện như một triệu chứng của nhiều rối loạn tâm thần khác nhau. Ví dụ như trầm cảm, rối loạn lo âu, OCD và PTSD.

Có một mối liên quan hai chiều giữa overthinking và căng thẳng. Trong đó căng thẳng có thể thúc đẩy quá trình suy nghĩ quá mức. Ngược lại overthinking có thể làm tăng cảm giác căng thẳng. Khi chúng ta trải qua những sự kiện đau buồn, ta thường trở nên cảnh giác và lo lắng về những khía cạnh tiềm ẩn của cuộc sống.

*

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về bản chất ý nghĩa của overthinking là gì, nguyên nhân, triệu chứng của chứng của người overthinking và tác hại mà nó mang lại. Tuy nhiên, quan trọng nhất là nhận ra rằng có nhiều cách hiệu quả để vượt qua overthinking và hướng tới sự hài hòa tâm lý. Từ việc thực hành thiền định, tìm ra nguyên nhân gốc rễ, đến việc viết nhật ký và tin tưởng vào trực giác bản thân, mỗi phương pháp đều mang lại những lợi ích đặc biệt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.