Nhóm Thuốc Không Steroid (Nsaid) Gồm Loại Nào? Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc kháng viêm là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến cho các trường hợp bệnh nhân bị Sốt cao, viêm nhiễm hoặc đau nhức cơ thể. Thuống kháng viêm được chia thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có cách hoạt động khác nhau tùy từng nhóm bệnh cụ thể. Trong bài viết này, Hoàn Mỹ sẽ giúp bạn nắm được các phân loại chính của thuốc kháng viêm nhằm tối ưu hiệu quả điều trị và tránh các tương tác thuốc không mong muốn.

Bạn đang xem: Nhóm thuốc không steroid


Thuốc kháng viêm là gì?

Thuốc kháng viêm hay thuốc chống viêm là nhóm thuốc được sử dụng để ức chế hoặc giảm triệu chứng viêm nhiễm trong cơ thể thông qua ngăn chặn các phản ứng miễn dịch và phản ứng sinh học gây ra viêm nhiễm. 

*

Tác dụng của thuốc kháng viêm

Dưới đây là một số tác dụng chính của các loại thuốc kháng viêm:

Giảm triệu chứng viêm nhiễm.Giảm đau.Ức chế miễn dịch.Chống ngưng kết tiểu cầu và đảm bảo lưu thông máu tốt hơn.

Phân loại thuốc kháng viêm

Có hai loại thuốc kháng viêm phổ biến hiện nay là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc kháng viêm steroid (còn gọi là glucocorticoids hoặc corticoid). 

NSAIDs thường được sử dụng trong điều trị đau và viêm ngắn hạn, còn thuốc kháng viêm steroid được sử dụng trong điều trị các bệnh tự miễn dịch và viêm nhiễm cơ bản.

Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID)

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để giảm đau, giảm viêm và hạ sốt. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn enzym cyclooxygenase (COX) và được chia thành các nhóm nhỏ với các loại thuốc khác nhau bao gồm:

Nhóm thuốc Salicylic: Nổi bật là thuốc Aspirin. Aspirin không chỉ giúp hạ sốt, giảm đau và kháng viêm mà còn có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu. Do đó thuốc cũng thường được sử dụng để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tai biến mạch máu não.Nhóm thuốc Oxicam: Đại diện bởi thuốc Piroxicam. Ngoài các tác dụng chung của thuốc kháng viêm, loại thuốc này còn có khả năng ngăn chặn các trường hợp viêm nhiễm ở xương như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp hoặc chấn thương do hoạt động thể thao. Piroxicam cũng có tác dụng trong điều trị bệnh gout cấp tính và trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
*

Đây là loại thuốc chứa hormone corticosteroid, một loại hormone tự nhiên do tuyến thượng thận sản xuất. Corticosteroid hoạt động bằng cách giảm sự phát triển của tế bào miễn dịch, giảm viêm tức thời và ức chế hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Loại thuốc này có thể được bào chế dưới dạng viên nén, viên sủi hoặc dung dịch uống. Các nhóm thuốc chống viêm chứa steroid phổ biến bao gồm:


Bên cạnh 2 cách phân loại ở trên, đôi khi bạn sẽ nghe đến khái niệm thuốc kháng viêm không kê đơn. Đây là loại thuốc người bệnh có thể mua tại các cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm mà không cần chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc kháng viêm không kê đơn thường chứa các thành phần chính như ibuprofen, aspirin 81, naproxen sodium và acetaminophen (paracetamol).

*

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc kháng viêm không chứa steroid

Thuốc kháng viêm không chứa steroid thường được chỉ định trong các tình trạng sau:

Viêm xương khớp.Bệnh hệ thống.Thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống.Viêm hoặc loét dạ dày.Sốt.Bệnh lý phần mềm dạng thấp.

Chống chỉ định:

Dị ứng hoặc phản ứng với NSAID.Bệnh máu khó đông.Viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.Phụ nữ mang thai ba tháng đầu hoặc ba tháng cuối. Phụ nữ đang cho con bú.
*

Tác dụng phụ thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm, bao gồm cả thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và thuốc kháng viêm có steroid, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến có thể xuất hiện khi sử dụng các loại thuốc chống viêm:

Thuốc kháng viêm không steroid:

Gây viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.Đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.Đau bụng nặng, phân đen hoặc có máu trong phân.Ợ nóng hoặc buồn nôn.Tăng huyết áp.Mệt mỏi và chán nản.Sốt.Giảm bạch cầu, suy tủy và gây ra tình trạng rối loạn đông máu.

Thuốc kháng viêm có steroid:

Tăng cân.Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.Dị ứng và phản ứng miễn dịch.Rối loạn lo âu hoặc chứng loạn tâm thần.
Inline Post Related Tầm quan trọng của xét nghiệm Troponin T trong đánh giá suy tim, nhồi máu cơ tim

Tương tác thuốc

Dưới đây là một số tương tác thuốc chống viêm phổ biến mà bạn nên biết:

Warfarin và Anticoagulants (thuốc chống đông máu): Thuốc chống viêm không steroid có thể tăng cường tác dụng của warfarin dẫn đến tình trạng chảy máu quá nhiều.Cyclosporine (thuốc ức chế miễn dịch): Kết hợp thuốc chống viêm với Cyclosporine có thể dẫn đến tổn thương thận.Lithium (thuốc chống loạn thần): Sử dụng NSAID cùng với lithium có thể tạo điều kiện để tích tụ lithium gây nguy hiểm trong cơ thể.Aspirin liều thấp: Sử dụng thuốc chống viêm không kê đơn cùng với aspirin liều thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.ACE Inhibitors và ARBs: Sử dụng NSAID cùng với các loại thuốc ức chế Enzyme chuyển angiotensin (ACE) làm giảm việc kiểm soát huyết áp.Methotrexate (thuốc điều trị viêm khớp và bệnh miễn dịch): Kết hợp NSAID và methotrexate có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đối với gan và thận.

Xem thêm: Huớng Dẫn Qui Trình Khám Bệnh Phạm Ngọc Thạch Dễ Dàng, Nhanh Chóng

Corticosteroids (thuốc giảm đau kháng viêm): Sử dụng NSAID cùng với corticosteroids tăng nguy cơ viêm tá tràng và loét dạ dày.Diuretics (thuốc lợi tiểu) : Sử dụng NSAID cùng với thuốc lợi tiểu gây tăng nguy cơ tổn thương thận và làm tăng huyết áp.Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (thuốc ức chế tái hấp thụ): Khi sử dụng chung với NSAID có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu trong hệ tiêu hóa.

Lưu ý khi dùng thuốc chống viêm

Khi dùng thuốc chống viêm, có một số điều quan trọng bạn cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị như sau:

Nếu cảm thấy thuốc không hiệu quả hoặc có tác dụng phụ không mong muốn, cần thảo luận với bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi phương pháp điều trị.Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.Một số thuốc có thể tương tác với thực phẩm hoặc cồn. Không nên sử dụng thuốc chống viêm nếu không cần thiết hoặc không được chỉ định bởi bác sĩ.Naproxen (Aleve, Naprosyn) được khuyên sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.Liều dùng cho trẻ em thường dựa trên cân nặng của trẻ thay vì độ tuổi.

Ở bài viết trên, Hoàn Mỹ đã cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm thuốc chống viêm và các liệu pháp y tế nhằm đảm bảo người bệnh có kiến thức cần thiết trong việc điều trị. Để cập nhất các kiến thức về tin tức y tế mới nhất, hãy truy cập chuyên mục Tin tức y tế. Đồng thời nếu có nhu cầu thăm khám, điều trị, hãy gọi ngay đến số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí bởi hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được dùng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ tác dụng của thuốc. Đặc biệt, khi sử dụng không đúng cách, người dùng có thể đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe.

*


Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là gì?

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là thuốc giúp giảm đau, chống viêm, có hay không có hạ sốt, không có steroid trong cấu trúc. Chúng khác với nhóm kháng viêm corticosteroid có tác dụng phụ là giữ muối và nước. Các loại thuốc kháng viêm không steroid thường gặp như aspirin, ibuprofen, naproxen, diclofenac…

*

Các loại thuốc kháng viêm không steroid phổ biến

Thuốc có khả năng ức chế hoạt động của hai loại enzyme COX-1 và COX-2 gồm: (1)

1. Aspirin

Đây là loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, ngăn kết tập tiểu cầu. Nếu không được dùng đúng cách, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như đau, viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày… Vì thế, hiện nay, aspirin ít được dùng. Bác sĩ thường được chỉ định sử dụng thuốc với liều thấp để hỗ trợ chống đông máu trong những trường hợp người bệnh có nguy cơ về tim mạch.

2. Ibuprofen

Nếu so với aspirin, công dụng giảm đau của ibuprofen mạnh hơn. Các tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này là rối loạn tạo máu, kích ứng tiêu hóa…

3. Diclofenac

Hiệu quả giảm đau của diclofenac được đánh giá cao hơn aspirin. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với đường tiêu hóa như viêm loét, xuất huyết dạ dày, thiếu máu…

Những loại thuốc khác thuộc nhóm này: Naproxen, ketoprofen… với công dụng cùng tác động ngoại ý tương tự các loại thuốc đã đề cập.

Những loại thuốc nhóm NSAID có khả năng ức chế enzyme COX-2 gồm: (2)

Meloxicam: Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp… với tác dụng là giảm đau. Meloxicam thường ít gây tác dụng phụ lên hệ tim mạch, đường tiêu hóa so với những nhóm thuốc trên.Những hoạt chất khác: Celecoxib, rofecoxib, valdecoxib… có tác dụng tương tự meloxicam. Tuy nhiên, 2 hoạt chất rofecoxib và valdecoxib đã bị rút khỏi thị trường lần lượt vào năm 2004 và 2005.

Công dụng của nhóm thuốc NSAID

Công dụng của thuốc kháng viêm không steroid là giảm đau, chống viêm, hạ sốt chống kết tập tiểu cầu. Tùy thuộc mỗi loại thuốc, mức độ của những tác dụng này sẽ biểu hiện ít hay nhiều, cụ thể: (3)

Hạ sốt: Các loại thuốc chống viêm không steroid giúp tăng quá trình thải nhiệt, lập lại thăng bằng cho trung tâm nhiệt tại vùng dưới đồi, từ đó hỗ trợ hạ thân nhiệt.Chống viêm: Thuốc có khả năng ức chế sinh tổng hợp những prostaglandin thông qua ức chế enzym cyclooxygenase. Ngoài ra, NSAID còn có tác dụng ức chế những kinin (chất trung gian hóa học của phản ứng viêm). Thuốc kháng viêm không steroid giúp làm bền vững màng lysosome của đại thực bào, hỗ trợ giải phóng những enzym tiêu thể và những ion superoxyd dẫn tới giảm viêm.Chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu: Thuốc giúp ức chế enzym thromboxan synthetase, hỗ trợ làm giảm tổng hợp thromboxan A2 (chất làm đông vón tiểu cầu). Thế nhưng, ở liều lượng cao, thuốc có thể làm tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu.

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm NSAID khi nào?

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định trong các trường hợp như:

Người mắc các bệnh xương khớp có thể được chỉ định dùng NSAID

*

Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng viêm không steroid gồm:

1. Nguy cơ với hệ tiêu hóa

Dùng thuốc NSAID có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như thủng hoặc loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Mức độ nguy cơ trên đường tiêu hóa sẽ khác nhau tùy theo loại thuốc NSAID. Trong đó, những thuốc ức chế chọn lọc trên COX-2 như arcoxia, celebrex… thường có nguy cơ thấp hơn.

Một số đối tượng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như:

Người cao tuổi
Dùng liều cao kéo dài
Từng bị viêm loét dạ dày tá tràng
Dùng đồng thời với những thuốc chống đông máu và corticosteroid
Hút thuốc hay uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng NSAID cùng một trong những loại thuốc bảo vệ đường tiêu hóa như:

Misoprostol
Thuốc ức chế tiết acid thuốc nhóm ức chế bơm proton PPI như omeprazole, esomeprazole, rabeprazole, lansoprazole
Nhóm đối kháng thụ thể H2 như famotidine, ranitidine…

2. Nguy cơ trên tim mạch

Những nhóm thuốc NSAID (ngoại trừ aspirin) đều có nguy cơ làm tăng nặng tình trạng suy tim, những biến cố huyết khối trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhóm thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2, diclofenac là những loại thuốc được ghi nhận gây nguy cơ tim mạch nhiều nhất.

Naproxen (một NSAID không chọn lọc) có khả năng ức chế COX-1, có thời gian bán thải dài. Đây được cho là loại thuốc có tính an toàn hơn trên tim mạch. Vì thế, khi cần sử dụng NSAID, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để chọn thuốc với liều lượng dùng thích hợp.

Đối với các trường hợp đang được chỉ định dùng aspirin cần thông báo với bác sĩ biết trước khi sử dụng NSAID. Do một số thuốc kháng viêm không steroid có thể ảnh hưởng tới tác dụng của aspirin.

Đặc biệt, khi dùng thuốc NSAID, nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực, yếu một bên người, đột nhiên nói ngọng, cần nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí kịp thời.

3. Nguy cơ suy thận

Thuốc kháng viêm không steroid có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng thận. Vì thuốc có thể làm giảm tưới máu tới thận. 1 – 5% người sử dụng NSAID có khả năng gặp tác dụng phụ ở thận. (

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.