10+ Mẹo Chữa Bệnh Đau Vai Gáy, 11 Cách Chữa Đau Mỏi Cổ Vai Gáy Tại Nhà

Đau vai gáy là tình trạng cơ tại vùng vai gáy bị co cứng, gây đau và hạn chế vận động vùng vai gáy. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và gây chèn ép rễ thần kinh cột sống. Đau vai gáy nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đau vai gáy tại nhà mà bạn có thể áp dụng.

Bạn đang xem: Mẹo chữa bệnh đau vai gáy


Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần bị đau vai gáy. Đặc biệt hay gặp ở các đối tượng: dân văn phòng, dân kỹ thuật, dân lao động,.... khiến cho bản thân cảm thấy khó chịu tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Cơn đau vai gáy thường xuất hiện ngay sau khi chúng ta làm việc hay thay đổi tư thế đột ngột. Vị trí đau hay gặp tại vai, cổ gáy khiến người bệnh vận động cột sống cổ và cánh tay khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Lá lốt, ngải cứu và muối hạt chữa đau vai gáy

Chuẩn bị nguyên liệu:

100g lá lốt500 gam muối hạt

Cách thực hiện:

Rửa sạch ngải cứu, lá lốt, để ráo nước cho khô.Sao nóng ngải cứu, lá lốt và muối
Sau đó cho vào túi vải
Chờ ấm vừa phải, chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức
Khi túi vải nguội có thể sao nóng lại lần nữa và tiếp tục chườm
Thời gian: Chườm 15-20 phút/ lần.

Mẹo dân gian chữa đau vai gáy bằng chườm ấm

Đau vai gáy có nhiều nguyên nhân, cơ chế là do hiện tượng là co cơ đột ngột khiến cho người bệnh đau, hạn chế vận động vùng cổ vai.

Chườm ấm là một mẹo chữa đau vai gáy giúp giảm đau hiệu quả tức thì và có thể thực hiện ngay tại nhà. Nguyên lý hoạt động là: Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sợi cơ co giãn ra, kích thích tuần hoàn máu lưu thông đến nuôi dưỡng vị trí đau này để phục hồi một cách nhanh chóng.

Sau khi chườm ấm khoảng 15-30 phút liên tục người bệnh sẽ thấy các triệu chứng được giảm nhẹ. Phương pháp này thực hiện đơn giản bằng cách dùng khăn ấm để chườm hoặc cho nước ấm vào chai lọ thủy tinh h
AY túi chườm chuyên dụng rồi chườm trực tiếp lên vùng vai gáy.

Massage vùng vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý cơ xương khớp, mẹo hay được áp dụng cho hiệu quả tức thì đó là massage vùng vai gáy.

Kỹ thuật thực hiện:

Tư thế: Người bệnh có thể ngồi ghế tựa hoặc nằm sấp.Kỹ thuật: Người nhà sẽ dùng tay của mình ôm trọn phần cổ sau gáy, dùng lực ở đầu các ngón tay để xoa, day hai đường cơ dọc cột sống cổ.Kết hợp massage nhẹ nhàng phần vai.Day, ấn các huyệt như kiên tỉnh, phong trì, thiên tông, huyệt dọc sống lưng của kinh Bàng Quang.

Dùng gừng tươi trị đau vai gáy

Gừng tươi không chỉ là nguyên liệu chế biến trong thức ăn mà còn là một vị thuốc dân gian trong mẹo chữa đau vai gáy tại nhà hữu hiệu.

Trong đông y, gừng tươi là một vị thuốc nằm trong nhóm giải biểu, phát tán phong hàn có tác dụng ôn ấm, thông kinh hoạt lạc. Trong củ gừng có chứa tinh chất zingibain khi đi vào cơ thể sẽ làm thư cân giãn cơ, cải thiện sự co cứng và giúp làm dịu nhanh các cơn đau.

Cách thực hiện như sau:

Gừng tươi rửa sạch để cả vỏ.Sau đó giã nát, thêm chút muối hạt vào.Lấy miếng gạc y tế, đắp gừng giã nát thành một lớp mỏng. Đắp gạc đó lên vùng vai gáy bị đau.Cố định gạc bằng khăn quấn.Thời gian đắp: 20 - 30 phút/lần x 02 lần/ngày.

Hoặc dùng rượu gừng:

Gừng rửa sạch và giã nát.Ngâm với rượu trắng 30 – 40 độ trong thời gian 1 tháng.Lấy rượu đó ra massage, xoa bóp vùng vai gáy.

Mẹo chữa đau vai gáy bằng lá lốt

Đau vai gáy thường là do vận động sai tư thế, nằm gối đầu quá cao, ngồi nhiều, cúi nhiều hay mang vác vật nặng dẫn đến các đốt sống ở cổ bị chèn ép làm co cơ, tắc mạch và khí huyết lưu thông kém.

Dùng lá lốt là một mẹo dân gian chữa đau vai gáy hay được sử dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm. Tác dụng của lá lốt giúp hạn chế được tình trạng co cứng, tê bì, nhức mỏi vùng vai gáy. Cách thực hiện như sau:

Dùng đắp ngoài:

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt 200 gram; muối hạt to 200 gram
Thực hiện: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Đem sao lá lốt trên lửa lớn đến khi nóng thì thêm muối hạt to. Tiếp tục sao khoảng 2-3 phút. Cho hỗn hợp ra khăn mỏng bọc lại, không làm rơi. Sau đó, chườm nó vào vị trí vai gáy bị đau. Cho đến khi nguội thì đem sao lại đắp thêm lần nữa. Mỗi ngày chườm khoảng 2 – 3 lần.

Dùng uống trong:

Lá lốt rửa sạch cho vào ấm sắc thuốc hoặc xoong nấu
Đổ 3 bát nước, sắc cô cạn còn 1 bát.Chia uống ngày 02 lần sáng - chiều.

Dùng làm rượu xoa bóp:

Lá lốt rửa sạch, giã nát.Sau đó đổ rượu trắng vào.Cho bã vào túi vải để chườm vào vị trí đau, ngày làm 3 - 4 lần.

Dùng hạt gấc chữa đau vai gáy tại nhà

Sử dụng hạt gấc ngâm rượu để chữa đau nhức vai gáy là một mẹo dân gian thường được áp dụng khá phổ biến. Hạt gấc theo y học cổ truyền có tên gọi khác như mộc thiết, mộc tiết tử... Là vị thuốc có vị đắng, tính ôn và hơi độc.

Công dụng của phương pháp chữa đau vai gáy bằng hạt gấc sẽ kích thích vào các sinh huyệt, giúp thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông và cung cấp oxy đến các cơ, xương ở vùng vai gáy, mang lại hiệu quả giảm đau đồng thời trợ ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy tiến tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát trong tương lai. Hơn nữa hạt gấc còn giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách tự nhiên.

Trong khi nghiên cứu các hoạt chất có trong hạt gấc thì thấy thành phần chính đó là xenlulo, lipit, invedaxa... có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm.

Cách thực hiện như sau:

Dùng đắp ngoài: Hạt gấc làm sạch, nướng trên than cho cháy đen. Sau đó để nguội, tách vỏ lấy nhân bên trong, giã nhuyễn thành bột. Ngâm phần bột vừa giã với rượu trắng khoảng 20 - 30 ngày. Sau đó, dùng tấm vải mỏng, bôi một lớp mỏng hỗn hợp lên đó rồi làm kín lại. Đắp vào vị trí đau vai gáy hoặc dùng rượu gấc này xoa bóp cổ gáy thì hiệu quả càng tốt hơn. Ngày nên dùng 2 -3 lần để tăng hiệu quả.

Ngải cứu trị đau vai gáy

Ngải cứu được biết đến không chỉ là gia vị trong các món ăn mà còn là loại dược liệu rất tốt cho xương khớp. Khi bị đau vai gáy, đau lưng, hay đau mỏi khớp gối... chúng ta đều có thể sử dụng ngải cứu để cải thiện triệu chứng.

Trên thực tế cũng có khá nhiều cách làm với lá ngải cứu, do đó tùy vào điều kiện bạn có thể thực hiện tại nhà như:

Dùng ngải cứu sao muối: Ngải cứu nên chọn loại lá già, cành cứng vì có chứa nhiều tinh chất. Cho ngải cứu vào chảo, sao vàng sau đó cho muối hạt to vào chung. Dùng túi vải lớn để cho tất cả hỗn hợp trên vào, sau đó chườm lên vị trí đau. Khi nguội thì đem sao lại cho nóng để chườm cho lần tiếp theo. Nên làm như vậy 2 – 3 lần sẽ giảm đau rất tốt.

Bệnh đau mỏi cổ, vai gáy khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu và cách điều trị ra sao?


1. Đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau cổ vai gáy cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống… gây chèn ép rễ thần kinh cột sống.

Theo thói quen thông thường, người bệnh đau vai gáy sử dụng thuốc giảm đau, nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng. Nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi bị phù nề, viêm loét dạ dày, thậm chí lờn thuốc do đã uống thuốc hàng tháng trời. Vì vậy, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa đau vai gáy đúng cách.

*
Đau vai gáy kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt và làm việc

2. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp

Các cơn đau mỏi vai gáy có thể được nhận biết dựa trên những triệu chứng sau:

Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi.Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác).Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau.Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…

3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy

Nguyên nhân gây nên đau mỏi cổ, vai gáy được chia ra thành 3 nhóm: nguyên nhân cơ học, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.

3.1. Nguyên nhân cơ học

Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu, cúi gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu cho các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên.

Thói quen sinh hoạt không tốt: Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ vùng vai gáy.

Tập luyện quá sức: Nếu bạn tập luyện với cường độ cao, có tư thế tập không đúng hay không khởi động trước khi tập sẽ làm mỏi phần vai gáy, lâu dần gây nên những cơn đau.

Đặc thù công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.

Chấn thương mô mềm: Đau vai gáy có thể xuất phát từ tình trạng tổn thương mô mềm. Mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương mô mềm xảy ra, có thể dẫn tới nhiều cơn đau nhức, bao gồm cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.

Chấn thương cổ đột ngột (Whiplash): Đây là hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ do cử động cổ đột ngột. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

*
Tư thế mang vác đồ không đúng khiến cơ bị kéo căng quá lâu, gây mất cân bằng vi chất trong cơ

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đau vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, phổ biến như:

Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.

Xem thêm: Hội Chứng Tăng Động Adhd Có Chữa Được Không ? Attention Required!

Thoái hóa cột sống cổ: Các gai xương xuất hiện trên cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh điều khiển cảm nhận phần cổ, vai, gáy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi, cứng cổ khi mới ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc bệnh này là nhóm độ tuổi trên 40.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Các bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh xung quanh gây đau mỏi vai gáy.

Vôi hóa cột sống: Canxi đọng lại ở thân đốt sống khiến cột sống bị vôi hóa, tạo nên những gai xương. Các gai xương này sẽ chèn ép rễ thần kinh ống sống, gây nên đau cổ vai gáy.


*

Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai có thể bị viêm gây đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.

Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Ngồi lâu một chỗ với tư thế sao khiến căng cơ bả vai và rút cơ lồng ngực quá mức gây nên đau vai cổ gáy.

Đau thắt ngực ổn định (Stable Angina): Đau vai gáy, cổ, lưng hoặc hàm là một trong những triệu chứng của đau thắt ngực ổn định, xảy ra do động mạch vành bị thu hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu oxy trong máu.

Đau vai gáy kèm theo đau đầu: Đây là một loại đau đầu do cơ siết chặt ở vùng sau cổ, đồng thời cổ bị sai trật, đôi lúc, cho cảm giác tương tự như đau nửa đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau ở một bên đầu hoặc một bên khuôn mặt; đau nhức quanh mắt; cứng cổ vai gáy và đau đầu sau khi cử động cổ nhất định.

Ung thư: Một số trường hợp, đau cổ vai gáy dai dẳng là triệu chứng của ung thư đầu hoặc cổ. Khoảng 75% ung thư đầu và cổ xảy ra, do lạm dụng quá nhiều rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra, đau vai gáy còn cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh ung thư phổi.

> Tin xem nhiều: Biến chứng đau vai gáy không thể chủ quan

3.3. Nguyên nhân đau vai gáy khác

Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn. Trong đó, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Chính vì thế là tỉ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về vai gáy sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi.

Thời tiết: Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt là khi trời lạnh thì vai gáy sẽ trở nên đau hơn do áp suất không khí giảm khiến các mạch máu bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm đi.

Nhiễm lạnh: Cơ thể nhiễm lạnh làm tổn thương dây thần kinh và gây đau mỏi vai gáy.

Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi và gây đau cổ vai gáy.

> Bài viết tham khảo: Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau mỏi vai gáy khi mang thai?

4. Đau vai gáy có nguy hiểm không và khi nào nên gặp bác sĩ?

Ngoài việc gây hạn chế vận động, nhiều người còn lo lắng bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, có gây ra vấn đề ảnh hưởng sức khỏe không?

Các bác sĩ cảnh báo, cơn đau vai gáy có thể lan xuống bả vai hoặc cánh tay, gây cảm giác tê bì, châm chích, rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chưa kể, trong nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu não, rối loạn cảm giác tứ chi, đau rễ thần kinh thực vật, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai tay.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay để điều trị sớm, tránh biến chứng:

Cơn đau cổ vai gáy kéo dài trên một tuần.Mức độ đau ngày càng tăng dần với tần suất nhiều hơn, thậm chí cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.Kèm theo một số triệu chứng hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, khó thở.Đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ đau dữ dội, xảy ra sau khi người bệnh gặp chấn thương đột ngột, gây tổn thương cơ và các dây chằng, trường hợp này cần được can thiệp y tế sớm.
*

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau vai gáy

Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh đau mỏi cổ vai gáy:

Thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh để loại trừ khả năng có bệnh khác.Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp thấy được khe hẹp giữa hai đốt sống, khối u,…Chụp CT: Phương pháp cho thấy hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng vai gáy.Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây chằng, dây thần kinh.Chụp tủy sống: Cách này có thể thay thế cho chụp cộng hưởng từ (MRI).
*
Các phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán đúng và chính xác nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

6. Bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao?

Để chứng đau cổ vai gáy sớm thuyên giảm, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:

Giảm đau tại nhà: Chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát. Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm sưng và cứng cổ. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng hoặc xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.

Dùng thuốc: Nếu đau vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc để giảm đau nhanh hơn, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Khi uống thuốc cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới dạ dày, gan và thận.


*

Phẫu thuật: Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Song, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu với bệnh đau vai gáy ở mức độ cấp tính sẽ thấy được hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ lựa chọn các bài tập và loại thiết bị hỗ trợ phù hợp.

Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt hiệu quả lâu dài trong khi không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Phòng khám anduc.edu.vn tự hào là đơn vị chuyên khoa Thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp Chiropractic và vật lý trị liệu trong việc điều trị các vấn đề về xương khớp; từ đó giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau mỏi vùng vai gáy cổ và phục hồi chức năng vận động cột sống cổ.

*

Theo đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí ban đầu nhằm tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra hiện tượng đau vai gáy, giúp phục hồi cấu trúc cột sống cổ bị sai lệch, giảm đau vai gáy hiệu quả. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các thiết bị như thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS, máy tập phục hồi chức năng ATM2, công nghệ chiếu tia Laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,…

Lắng nghe những chia sẻ bổ ích về chứng đau vai gáy của bác sĩ Erik W. Waardenburg thuộc phòng khám anduc.edu.vn qua video dưới đây:

7. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khi điều trị bệnh

Để quá trình điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày:

Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Vitamin nhóm B, Glucosamine & Chondroitin,…Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

> Tham khảo chế độ ăn cho người bị đau cổ vai gáy: XEM TẠI ĐÂY.

8. TOP 3 bài tập đau vai gáy đơn giản tại nhà

Tích cực luyện tập giúp giảm đau mỏi vai gáy, thư giãn các cơ và tăng cường cấu trúc xương xung quanh vùng cổ, giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục.

Dưới đây là 3 bài tập tại chỗ, có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc tại văn phòng, được hướng dẫn bởi chuyên viên Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng anduc.edu.vn.

Bài tập 1

Bài tập giúp thư giãn một bên hoặc hai bên vùng cơ cổ và vai gáy.

Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế.Tay trái đưa ra phía sau lưng để cố định phần vai của mình.Tay phải choàng qua đầu, đồng thời kéo giãn đầu về phía bên phải nhằm căng cơ vùng cổ bên trái.Giữ yên tư thế trong 10 giây.Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.

Bài tập 2

Bài tập giúp thư giãn các cơ vùng cổ, vai và bắp tay.

Tư thế ngồi trên ghế.Đan hai tay vào nhau và đưa thẳng về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài.Tiếp tục đưa tay cao lên qua đầu cho đến khi thấy căng vùng bắp tay, lưu ý mắt nhìn theo tay.Giữ yên 10 – 15 giây, lặp lại động tác 3 lần.

Bài tập 3

Các động tác dưới đây giúp kéo giãn vùng cổ và vùng vai, góp phần xoa dịu cơn đau cổ và vai gáy.

Người bệnh đứng thẳng và giữ thẳng lưng.Đan hai tay vào nhau ở phía sau lưng.Cố gắng giữ thẳng tay và đưa tay lên cao trong 10 giây.Thực hiện động tác 3 lần.

Xem bài tập chi tiết tại đây:


9. Phòng ngừa bệnh đau mỏi cổ vai gáy

Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư… Để phòng ngừa đau vai gáy, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:

Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau mỗi 45 phút làm việc.Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.Khi sử dụng điện thoại nên đặt màn hình điện thoại ngang tầm mắt, tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu.Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.

Khi nhận thấy triệu chứng đau mỏi cổ, vai gáy xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách. Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn cơn đau vai gáy và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.