Chi phí sửa chữa lớn có làm tăng nguyên giá tài sản không? hỏi đáp cstc

Năm 2015: Công ty tôi mua lại 1 nhà xưởng trị giá 13 tỷ đồng. Thời gian khấu hao: 25 năm.Năm 2022: Trong thời gian sử dụng từ 2015 đến nay, mái tôn nhà xưởng bị mục, hư hỏng nặng và mưa dột trên mái. Công ty tiến hành sửa chữa bằng cách thay mới toàn bộ mái tôn nhà xưởng. Chi phí sửa chữa thay mới mái tôn nhà xưởng khoảng 850 triệu đồng. Phần sửa chữa này không làm thay đổi hiện trạng nhà xưởng, không cơi nới mở rộng nhà xưởng.Xin cho tôi hỏi: Chi phí sửa chữa thay mới mái tôn hạch toán tăng Nguyên giá tài sản cố định hay được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ? Câu hỏi của chị Hồng Xuân (Hà Nội).
*
Nội dung chính

Những hoạt động nào được xem là sửa chữa tài sản cố định?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định về các hoạt động được xem là sửa chữa tài sản cố định như sau:

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:...

Bạn đang xem: Sửa chữa lớn có làm tăng nguyên giá

13. Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định....

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp chị sửa chữa lại mái tôn không làm thay đổi hiện trạng nhà xưởng, không cơi nới mở rộng nhà xưởng thì thuộc trường hợp sửa chữa tài sản cố định.

*

Sửa chữa tài sản cố định có được đưa vào nguyên giá hay không? (Hình từ Internet)

Sửa chữa tài sản cố định có được đưa vào nguyên giá hay không? Hay được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu về việc nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định, cụ thể:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Như vậy, đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, tuy nhiên tối đa không quá 03 năm.

Mỗi tài sản cố định sẽ được quản lý theo các tiêu chí gì?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về việc quản lý tài sản cố định sẽ thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Theo đó mỗi tài sản cố định sẽ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán, cụ thể:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của tài sản cố định.

Cho em hỏi là các chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không? Còn trường hợp nếu công ty đi thuê văn phòng, đơn giản là thuê hoạt động, thì nếu công ty nâng cấp văn phòng thì phần nâng cấp có được ghi vào tài sản cố định và trích khấu hao không? Doanh nghiệp xử lý những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao như thế nào? - Câu hỏi của chị Hồng Chi (Tp.HCM).
*
Nội dung chính

Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?

Tại Điều 7 Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu về việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định, cụ thể như sau:

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định:1. Các chi phí doanh nghiệp chi ra để đầu tư nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.2. Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Xem thêm: Bệnh Ho Gà Điều Trị Ở Nhà Được Không? Hướng Dẫn Chữa Bệnh Ho Gà

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.3. Các chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được đánh giá một cách chắc chắn, làm tăng lợi ích kinh tế của TSCĐ vô hình so với mức hoạt động ban đầu, thì được phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ. Các chi phí khác liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau ghi nhận ban đầu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Theo đó thì về chi phí sửa chữa tài sản cố định sẽ không được tính tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

*

Tài sản cố định (Hình từ Internet)

Trích khấu hao tài sản cố định thuê hoạt động như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:

Cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ:...2. Đối với tài sản cố định đi thuê:a) TSCĐ thuê hoạt động:- Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.b) Đối với TSCĐ thuê tài chính:- Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định.- Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.c) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

Theo đó, tài sản thuê hoạt động không trích khấu hao mà chi phí thuê sẽ được hạch toán.

Do đó, chi phí nâng cấp cũng được hạch toán chứ không đưa vào nguyên giá được khấu hao.

Doanh nghiệp xử lý những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Theo đó đối với những tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.