Người bệnh nhân suy thận nên ăn gì ? chế độ ăn tốt nhất cho người suy thận

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ những chất cặn bã, bài tiết nước tiểu, điều hòa thể tích máu,... Do đó, khi chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Vậy người suy thận không nên ăn thức ăn gì và dinh dưỡng cho người suy thận ra sao, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bệnh nhân suy thận nên ăn gì


Thận là cơ quan nằm ở sau lưng, cạnh vị trí ở sau lưng, nằm 2 bên cột sống và trên eo. Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải, cặn bã, bài tiết nước tiểu, điều chỉnh huyết áp và điều hòa thể tích máu

Dựa vào các chức năng trên có thể thấy, thận có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Khi sức khỏe tốt, thận sẽ giúp bài tiết chất thải, loại bỏ chất dư dừa ra ngoài cơ thể. Khi thận yếu sẽ không thể lọc, đào thải khiến chất độc đọng lại trong cơ thể. Sau đó, làm tắc nghẽn và tổn thương thận nghiêm trọng gây ra tình trạng suy thận.

Suy thận là khi tổn thương của thận không thể phục hồi, theo thời gian sẽ khiến chức năng thận bị yếu và kém dần đi.


*

Suy thận khiến chức năng thận bị suy giảm

2.Biểu hiện, triệu chứng suy thận


Các triệu chứng báo hiệu suy thận người bệnh có thể thấy như sau:

Cơ thể mệt mỏi, gầy xanh xao
Nhức đầu
Sưng phù toàn thân
Chán ăn, buồn nôn
Đi tiểu nhiều lần

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, suy thận có thể khiến người bệnh tử vong do xuất hiện các biến chứng của suy thận.


*

Người bệnh suy thận sẽ có cảm giác chán ăn

3. Dinh dưỡng cho người suy thận


Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và theo dõi tốt có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho người suy thận cũng cần được quan tâm. Theo đó, khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức.

Dinh dưỡng trong suy thận rất quan trọng, bởi chúng có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận. Vì thế, người bệnh ăn uống khoa học, theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng. Những nguyên tắc về dinh dưỡng trong suy thận cần nhớ như sau:


3.1. Giảm bớt chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày


Người bị suy thận nên ăn ít đi những thực phẩm có thành phần đạm trong bữa cơm như thịt, cá, sữa, trứng, gạo, đậu đỗ, rau ngót, giá đỗ,... Với những bệnh nhân có cân nặng từ 50 tới 55 kg, chỉ nên cung cấp chất đạm cho cơ thể với 50g lượng thịt, cá, thêm 1 cốc sữa tươi khoảng 250ml và 1 bát cơm. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng nội tạng động vật, đồ ăn nướng, chiên, rán nhiều dầu mỡ.


3.2. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị suy thận


Người bệnh suy thận nên hạn chế chất đạm từ động vật nhưng có thể sử dụng ngũ cốc đạm để thay thế việc ăn thịt, cá. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại củ có tinh bột trong các bữa nhỏ hàng ngày như khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây,...

Tiêu thụ chất đường bằng cách sử dụng mía, mật ong, hoa quả ngọt, uống sữa để bổ sung canxi. Bổ sung chất béo khoảng 30-40 gram 1 ngày, nên dùng chất béo từ thực vật như dầu oliu, dầu lạc,...


*

Ăn ngũ cốc thay thế cho đạm từ động vật

3.3. Hạn chế dùng nhiều muối trong khẩu phần ăn


Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, hạn chế dùng muối và mì chính. Chỉ nên dùng từ 2 tới 4 gram muối 1 ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy thận, tránh bị phù. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối, thịt, cá kho mặn. Nếu người bệnh bị phù và tiểu tiện ít thì nên hạn chế lượng muối vào thức ăn hàng ngày.

Ngoài ra, người bệnh không nên ăn đồ chế biến sẵn vì trong các sản phẩm này thường sử dụng nhiều muối để bảo quản và không đảm bảo an toàn vệ sinh.


3.4. Hạn chế dùng thực phẩm có chứa chất kali


Rau và trái cây có nhiều thành phần kali, đặc biệt là rau có nhiều lá, hoa quả như cam, nho, đào, chuối, socola. Tuy nhiên, người bệnh suy thận chỉ nên sử dụng từ 2 tới 4 gram 1 ngày.


*

Người suy thận không nên ăn nhiều cam do có chứa kali

3.5. Chú ý lượng nước uống hàng ngày


Người bệnh suy thận nên hạn chế uống nước, liều lượng nước phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh. Thông thường, người bệnh suy thận nên uống nước từ 300ml tới 500ml. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, đồ uống có ga. Không ăn thực phẩm có tính chua như sữa chua, rau củ quả muối,

Với bệnh nhân suy thận đang lọc máu để điều trị thì có thể ăn uống gần như bình thường, tuy nhiên cần tăng lượng tiêu thụ protein và ăn nhạt, hạn chế muối và mì chính.

Trong việc điều trị bất cứ bệnh lý nào thì dinh dưỡng cũng luôn là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh suy thận cần duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và tuân đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ để có sức khỏe tốt.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh thận tiết niệu, hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu. Do đó, nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh suy thận có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốHOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và theo dõi tốt có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cho người suy thận cũng cần được quan tâm. Khi bị chẩn đoán suy thận, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, ăn uống phù hợp, tránh để thận phải làm việc quá sức. Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì?

*


Suy thận nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm tiến triển bệnh, kéo dài thời gian không phải chạy thận. Do đó, người bệnh nên ăn uống khoa học theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

1. Ớt chuông đỏ

Một quả ớt chuông 74g chứa 3mg natri, 156mg kali và 19mg photpho.Ớt chuông chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng lại ít kali hơn các loại rau củ khác. Loại quả này giàu vitamin C, chống oxy hóa mạnh mẽ. Một quả ớt chuông 74g cung cấp cho cơ thể 158% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, loại quả này cũng cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh suy thận.

*

2. Bắp cải

70g bắp cải chứa 13mg natri, 119mg kali và 18mg photpho.Bắp cải rất giàu vitamin và khoáng chất. Đây là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin C và vitamin B dồi dào cho cơ thể. Ăn bắp cải thường xuyên còn giúp cơ thể bổ sung chất xơ không hòa tan, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn thông qua việc thúc đẩy chuyển động ruột.

Xem thêm: Uống nước lá trầu không chữa bệnh gì ? dùng lá trầu không sai cách có thể gây tai biến

3. Súp lơ

½ chén súp lơ luộc chứa 9mg natri, 88mg kali và 20mg photpho.Súp lơ chứa rất nhiều vitamin C, folate và chất xơ. Ngoài ra, loại rau này chứa lượng indol, glucosinolate và thiocyanat dồi dào. Đây là các hợp chất giúp gan trung hòa những chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào, ADN. Bạn có thể chế biến súp lơ nghiền ăn thay khoai tây. Đây là một món ăn chứa lượng kali rất ít, phù hợp cho người bệnh suy thận.

4. Tỏi

3 tép tỏi (9g) chứa 1,5mg natri, 36mg kali và 14mg photpho.Người bệnh thận cần hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống, gồm cả natri trong muối. Tỏi sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho muối. Loại củ này vừa giúp thêm hương vị cho món ăn vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tỏi rất giàu mangan, vitamin C, vitamin B6 và những hợp chất lưu huỳnh có đặc tính kháng viêm.

*

5. Hành tây

1 củ hành tây (70g) chứa 3mg natri, 102mg kali và 20mg photpho
Hành tây là loại gia vị vô cùng phù hợp cho người bệnh suy thận vì chứa rất ít natri. Gia vị này còn thay thế được hương vị của muối. Ngoài ra, hành tây chứa lượng vitamin C, mangan, vitamin B dồi dào cùng các lợi khuẩn, rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

6. Táo

1 quả táo chứa 0g natri, 158mg kali và 10mg photpho

Táo là một trong những loại quả người bệnh suy thận nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày vì:

Giàu pectin: Đây là chất xơ hòa tan hữu ích trong việc thuyên giảm và duy trì mức cholesterol, đường huyết trong phạm vi cho phép.Giàu chất chống oxy hóa: Quercetin là hoạt chất có trong táo, giúp bảo vệ tế bào não trước các tổn thương bắt nguồn từ hệ lụy suy thận.Giàu vitamin C: Loại vitamin này sẽ giúp những tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, táo còn giúp ngăn ngừa táo bón, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. Nếu dùng làm tráng miệng, bạn nên ăn cả vỏ thay vì gọt bỏ, lưu ý rửa sạch táo trước khi ăn. Bạn cũng có thể ép lấy nước hoặc sử dụng như một loại gia vị (sốt táo, giấm táo…)

7. Việt quất

148g quả việt quất tươi chứa 1,5mg, 114mg kali và 18mg photpho
Việt quất là loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin, mangan và chất chống oxy hóa. Loại quả này chứa rất ít natri, kali, photpho nên rất phù hợp với người bệnh suy thận. Bạn có thể ăn trực tiếp, sấy khô hoặc làm nước ép.

*

8. Gà bỏ da

84kg ức gà không da chứa 63mg natri, 216mg kali, 192mg photphoỨc gà không da chứa rất ít photpho, kali, natri hơn so với những phần thịt gà khác. Vì thế, người bệnh có thể bổ sung ức gà trong chế độ ăn của mình. Khi mua gà, bạn nên chọn gà tươi, tránh gà chế biến sẵn. Vì thịt gà chế biến sẵn thường chứa lượng natri, photpho lớn, không tốt cho người bệnh suy thận.

9. Lòng trắng trứng

2 lòng trắng trứng (66g) chứa 110mg natri, 108mg kali, 10mg photpho
Lòng đỏ trứng tuy rất bổ dưỡng nhưng cũng chứa lượng photpho dồi dào. Vì thế, người bệnh suy thận không nên ăn lòng đỏ trứng. Trong khi, lòng trắng trứng lại chứa nguồn protein an toàn với thận. Lòng trắng trứng rất thích hợp với người chạy thận nhân tạo. Vì trong quá trình chạy thận, người bệnh sẽ có nhu cầu protein cao nhưng lại cần hạn chế photpho.

10. Dầu ô-liu

28g dầu ô-liu chứa 0,6mg natri, 0,3mg kali, 0mg photpho
Dầu ô-liu là nguồn cung cấp chất béo có lợi và không chứa photpho. Thực phẩm lành mạnh như dầu ô-liu rất quan trọng với người bệnh thận cần kiểm soát cân nặng. Đa phần chất béo trong loại dầu này là chất béo không bão hòa (axit oleic) có tính kháng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố do quá trình oxy hóa và viêm gây ra.

*

11. Cá chẽm

85g cá chẽm nấu chính chứa 74mg natri, 279mg kali và 211mg photpho
Cá chẽm là thực phẩm chất lượng cao có chứa chất béo có lợi omega-3, giúp giảm viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm, lo âu. Loại cá này cũng chứa hàm lượng photpho thấp hơn những loại hải sản khác. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng một phần nhỏ thực phẩm này nhằm giữ mức photpho trong tầm kiểm soát.

12. Dâu tây

1 chén dâu tây tươi chứa 1mg natri, 120mg kali, 13mg photpho
Người bệnh suy thận nên bổ sung dâu tây vào chế độ ăn uống của mình. Vì loại quả mọng này có những thành phần dinh dưỡng như vitamin B9 (folate), vitamin C, mangan, chất xơ hòa tan và nhiều chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin và ellagitannin. Anthocyanin có khả năng bảo vệ cấu trúc tế bào cơ thể, ngăn chặn các tổn thương do gốc tự do phát sinh, bao gồm ung thư.

Suy thận nên kiêng gì?

1. Cắt natri

Natri là một thành phần trong muối ăn. Nạp ít natri sẽ giúp hạ huyết áp và làm chậm tiến triển của bệnh thận. Vì chức năng của thận là lọc natri ra khỏi cơ thể và đưa vào nước tiểu. Khi bị tổn thương, chức năng lọc natri của thận sẽ bị suy giảm. Điều này làm cho natri bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể, dẫn tới tăng huyết áp. Hàm lượng natri lý tưởng là Các loại thực phẩm nhiều natri mà người bệnh cần tránh như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp đóng hộp, hoa quả đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…).

*

2. Hạn chế photpho

Photpho là khoáng chất có hầu hết trong những loại thực phẩm. Photpho cùng canxi và vitamin D giúp duy trì hệ xương khớp vững chắc. Thận khỏe mạnh sẽ giúp giữ lại lượng photpho vừa đủ cho cơ thể. Khi thận hoạt động kém, photpho sẽ bị tích tụ dư thừa trong máu. Quá nhiều photpho trong máu có thể gây yếu xương, làm xương dễ gãy. Các thức ăn giàu photpho người bệnh thận nên tránh là thức ăn nhanh, các loại thực phẩm đóng gói, phô mai chế biến sẵn, thịt tươi đông lạnh, soda, các thức uống có hương vị, nước tăng lực, thức uống thể thao, bia, rượu.

3. Giảm lượng kali hấp thụ

Kali được tìm thấy nhiều trong hoa quả và rau củ. Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim ổn định và sự co cơ. Tuy nhiên, khi suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Tình trạng này có thể gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim. Nhu cầu bổ sung kali của người chạy thận là

Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn

Nên làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị suy thận?

Ngoài vấn đề suy thận ăn gì và kiêng gì, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

1. Vận động

Người bệnh suy thận có thể đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic… Để hạn chế rủi ro sức khỏe, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

*

2. Thay đổi lối sống

Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân khiến bệnh suy thận chuyển biến nặng hơn. Người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt huyết áp để làm chậm tiến triển bệnh.Không hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa khoảng 200 loại độc tố có hại cho sức khỏe. Các độc tố này sẽ tăng áp lực lên thận cùng các cơ quan khác. Tế bào thận khi bị phá vỡ sẽ làm tình trạng suy thận biến chuyển rất nhanh, có thể gây tử vong.Không uống rượu, bia: Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương các tế bào thận. Người bệnh suy thận nên tránh các thức uống có hại này.Tránh dùng thuốc không theo toa: Các loại thuốc không theo toa khi sử dụng lâu dài có thể làm tổn thương đến thận. Người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại thuốc không theo toa, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Kiểm soát tốt lượng đường trong máu: Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh suy thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.Tránh béo phì: Béo phì, tăng cholesterol máu có khả năng làm giảm lượng máu cung cấp tới thận. Người bệnh cần chú ý kiểm soát tốt cân nặng bằng thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng.Chú ý lượng nước uống hằng ngày: Người bệnh suy thận cần hạn chế uống nước. Liều lượng nước phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh. Thông thường, người bệnh suy thận nên uống nước khoảng 300ml – 500ml.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, Th
S.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, Th
S.BS Nguyễn Tân Cương, Th
S.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.

Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.