CHẾ ĐỘ ĂN TRONG BỆNH LUPUS NÊN UỐNG SỮA GÌ, CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch do nhầm lẫn tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Theo các chuyên gia y khoa, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên không có một chế độ ăn cụ thể nào gọi là "chế độ ăn lupus".

Bạn đang xem: Bệnh lupus nên uống sữa gì


Bạn cần ăn uống cân bằng và tốt cho tim mạch, với các thực phẩm giàu dinh dưỡng và giảm thiểu quá trình viêm. Việc thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin A, D, E, axit béo không bão hòa đa rất có lợi cho người bị lupus ban đỏ. Hơn thế, vai trò nổi bật của thực phẩm không chỉ dừng lại bởi giá trị dinh dưỡng mà còn có khả năng sửa đổi cấu trúc và chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tăng cường cải thiện hệ miễn dịch. Điều này thực sự cần thiết đối với một bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.

*
Chế độ ăn uống ảnh hưởng quan trọng đến quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ.

Chế độ ăn uống cân bằng với dinh dưỡng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho những người mắc bệnh lupus như sau:

- Giảm viêm (đỏ và sưng)

- Giảm tác dụng phụ của thuốc

- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

- Ngăn ngừa sự thiếu hụt chất dinh dưỡng

- Duy trì xương và cơ bắp chắc khỏe

- Đạt được hoặc duy trì cân nặng mong muốn

Vậy, người mắc bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?

Người bị bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì? Trái cây và rau củ

*
Lựa chọn trái cây, rau củ quả tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh lupus ban đỏ.

Người bệnh lupus ban đỏ nên có chế độ ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm đồng thời giúp kiểm soát được cân nặng. Trái cây và rau củ chứa nhiều chất chống oxy hóa nổi trội như vitamin A, vitamin C, vitamin E, selenium, carotenes và bioflavonoid.

Bạn có thể thêm trái cây và rau quả theo cách sau để có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất: 

- Có nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày với trái cây và rau quả

- Bổ sung rau ăn kèm vào mọi món ăn

- Ngoài việc ăn trực tiếp thì bạn có thể ép trái cây lấy nước uống hoặc xay sinh tố

- Thêm trái cây vào ngũ cốc và sữa chua

- Chọn rau củ đóng hộp có ít muối, tốt nhất nên chọn đồ tươi

Dầu và chất béo tốt có thể bổ sung trong chế độ ăn uống của người bị lupus ban đỏ

Không phải tất cả chất béo đều không lành mạnh. Chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn là những chất béo tốt. Các chất béo này có đặc tính chống viêm cao và có nguồn vitamin E dồi dào. Tuy nhiên, chúng vẫn có lượng calo cao nên người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên khi sử dụng chúng.

Thực phẩm giàu canxi và vitamin D rất cần thiết khi mắc bệnh lupus ban đỏ

Khi điều trị bệnh lupus ban đỏ sẽ có những loại thuốc có tác dụng phụ không tốt cho cơ thể như corticoid, ức chế miễn dịch làm cạn kiệt canxi của cơ thể từ đó làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy, việc bổ sung canxi và vitamin D là không thể thiếu. Canxi và vitamin D giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh, có nhiều trong cà hồi, cá mòi, nấm, bông cải xanh, ngũ cốc.... Do đó, người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì thì đừng quên bổ sung canxi và vitamin D thường xuyên nhé. 

Mắc bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì? Các loại ngũ cốc, đậu và hạt

*

Người mắc bệnh lupus ban đỏ nên bổ sung ngũ cốc và các loại hạt, đậu trong chế độ ăn hàng ngày. 

Ngũ cốc là nguồn chất xơ và nguồn năng lượng tốt cho cơ thể. Chúng chứa nhiều foliate, vitamin B6, vitamin B2, selen và kẽm có lợi. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nồng độ protein C phản ứng – một loại protein đóng vai trò quan trọng trong các quá trình viêm cấp tính. Những loại ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo nâu, lúa mạch, yến mạch và ngô.

Đậu và hạt chứa nhiều vitamin E, selen, protein và chất xơ tốt. Các loại đậu, hạt người bệnh lupus nên ăn là: quả hạch, hạt lanh, hạt chia, đậu nành, đậu hũ, quả óc chó, đậu lăng. Khi mua, hãy tìm những loại đậu không ướp muối và ít natri. Đối với đậu đóng hộp, cần rửa lại để loại bỏ natri và các hóa chất bảo quản không cần thiết.

Sữa là loại thực phẩm tốt cho người bị lupus ban đỏ

Sữa là nguồn canxi phong phú nhất, ngoài ra nó còn cung cấp thêm protein, vitamin D, selen, vitamin B và kẽm tốt cho cơ thể. Vì vậy, người bị lupus ban đỏ nên ăn gì thì thường được khuyên là nên bổ sung các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua. Canxi từ sữa sẽ giúp duy trì sức khỏe của xương, hạn chế nguy cơ loãng xương. Nhưng bạn cũng cần lưu ý chọn loại sữa ít béo hoặc không béo. Nếu bạn không thể tiêu thụ được sữa động vật, hãy chọn sữa đậu nành và sữa hạnh nhân.

Thịt, cá và gia cầm cần được chọn lọc cho người bị lupus ban đỏ

Thịt, cá và gia cầm chứa kẽm, vitamin B và là nguồn acid béo omega-3, protein tốt để duy trì cơ bắp. Tuy nhiên, lupus ban đỏ là một căn bệnh phải chọn lọc kỹ đồ ăn để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó có một số lời khuyên cho bạn khi lựa chọn mua thịt, cá và gia cầm: 

- Thịt đỏ có nhiều cholesterol và chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch người bị lupus ban đỏ. Do đó, bạn cố gắng hạn chế tiêu thụ loại thịt này.

- Chọn ăn loại thịt 99% nạc và ít mỡ.

- Loại bỏ da từ gia cầm vì đó là nơi chứa nhiều chất béo bão hòa nhất.

- Chọn phương pháp nấu là luộc và nướng thay vì chiên với dầu.

- Kết hợp cá vào chế độ ăn uống của bạn khoảng 3-4 lần/tuần.

- Các loại thịt tốt nhất: ức gà, thịt lợn nạc, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, cá rô phi, tôm, cua.

Lupus ban đỏ nên ăn gì: Acid béo omega-3

Người bệnh lupus thường có nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim mạch. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng acid béo omega-3 từ cá hoặc dầu cá giúp kiểm soát triglyceride và bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá đối, cá bơn, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu hạt cải, dầu hạt óc chó. Nhiều người bị lupus ban đỏ nhận thấy các triệu chứng của họ giảm đáng kể khi bổ sung các loại cá này vào chế độ ăn hàng ngày.

Người bệnh lupus ban đỏ có nên bổ sung thực phẩm chức năng?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực phẩm chức năng không đủ để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh, cần kết hợp dùng chúng với chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày. Điều quan trọng là bạn cần đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng. Thực phẩm chức năng không được quy định như thuốc, không có sự chấp thuận của FDA và chúng có thể tương tác với các loại thuốc được kê đơn để điều trị bệnh lupus của bạn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc vitamin nào.

Trên đây là một số chia sẻ để về vấn đề mắc bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Để đăng ký khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý Khách có thể liên hệ Hotline 19001806.

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính gây đau và viêm khắp cơ thể, thường ảnh hưởng đến da, khớp và các cơ quan nội tạng. Chế độ ăn uống không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh nhưng khi mắc bệnh lupus ban đỏ nên ăn gìkiêng ăn gì cũng rất quan trọng, có thể cải thiện được diễn tiến của bệnh, tăng sức đề kháng và phòng ngừa các biến chứng bệnh.

Xem thêm: Đặt Lịch Chích Ngừa Và Khám Sức Khoẻ Đi Mỹ, Iom Khám Sức Khỏe Đi Mỹ Và Những Điều Cần Lưu Ý

*


Cần biết gì về lupus ban đỏ?

Lupus ban đỏ (hay còn gọi là lupus ban đỏ hệ thống SLE) là một bệnh tự miễn, có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các cơ quan của cơ thể. Bệnh nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng. Hơn 90% bệnh lupus ban đỏ xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Giống như các bệnh tự miễn khác, ở lupus ban đỏ do các kháng thể chống lại các kháng nguyên như ADN, Ro, Sm, dễ hiểu hơn là thay vì chống lại nhiễm trùng, bệnh tật thì nó lại tấn công vào các mô khỏe mạnh và gây tổn thương đến nhiều cơ quan như da, thận, thần kinh, phổi, tim mạch và cơ xương khớp gây viêm, đau.

*

Triệu chứng bệnh Lupus ban đỏ

Triệu chứng thường gặp và được khám nhiều nhất của lupus ban đỏ gồm: 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc có thể làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ, nhưng lựa chọn thay đổi lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến cách bệnh lupus gây ra cho các bộ phận trên cơ thể. Cùng đi tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh lupus ban đỏ là gì ở phần tiếp sau đây.

Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh Lupus như thế nào?

Lupus ban đỏ khó có thể điều trị dứt điểm, nhưng vẫn có thể giảm đáng kể triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ nếu như điều trị đúng. Chế độ ăn ảnh hưởng đến bệnh lupus ban đỏ rất nhiều, có thể chống được các đợt cấp của bệnh. Thế nên, cần thay đổi lối sống sinh hoạt, cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh lupus để giúp:


*

Giảm đau, sưng viêm
Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất
Duy trì xương chắc khỏe, các biến chứng nặng trên xương
Giảm tác dụng phụ của thuốc
Tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng

Lupus ban đỏ kiêng ăn gì?

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính nó. Do đó, bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đều có nguy cơ làm tăng tác động tiêu cực đến tình trạng tự miễn dịch như lupus. Một số loại thực phẩm phổ biến cần tránh bao gồm: (1)

*

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt ngan… chứa các chất gây viêm tự nhiên, sẽ làm các triệu chứng của lupus ban đỏ trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, thịt đỏ cũng không tốt cho tim mạch, nên cần tránh sử dụng chúng trong các bữa ăn hằng ngày để tránh bùng phát cơn đau và viêm.

2. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, gia tăng nồng độ cholesterol, tăng nguy cơ đau tim ở người bị lupus ban đỏ. Chưa kể nếu chất béo bão hòa kết hợp với thực phẩm giàu tinh bột còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường hay máu nhiễm mỡ. Có thể nhận biết được chất béo bão hòa ở một số loại thức ăn chứa chất béo từ mỡ động vật, thịt đỏ, dừa, dầu cọ… (2)

3. Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thì cấu trúc thực phẩm ban đầu đã bị thay đổi, đã được đông lạnh, sấy khô, lên men và thêm các gia vị như đường, muối nên thành phần chất dinh dưỡng đã thay đổi ít nhiều, chứa thêm chất bảo quản, natri nên không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người đang bị lupus.

4. Thực phẩm nhiều muối

Người bị lupus có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường. Trong khi đó, muối được xem là kẻ thù của tim mạch. Nên tránh ăn muối để hạn chế nguy cơ đau tim, cao huyết áp. Nên ăn nhạt hơn hoặc thay thế bằng các gia vị nêm nếm khác như thảo mộc, nghệ,…

5. Thực phẩm chứa nhiều chất kích thích

Chất kích thích như rượu, bia có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc, gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày, chảy máu, suy giảm chức năng gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu bia sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc warfarin, tác dụng phụ lên gan của methotrexate.

Các loại đồ uống như trà, cà phê, nước có ga, tăng lực sẽ là giảm hấp thụ sắt, khiến cơ thể thêm căng thẳng nên người bị lupus ban đỏ nên tránh sử dụng.

6. Rau mùi, cần tây, tỏi, lá đinh lăng

Các chất trong tỏi như allicin, ajoene và thiosulfinates, có thể tăng cường các tế bào bạch cầu, thường giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân lupus, sự tích điện này đối với hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến bùng phát. Một lượng nhỏ tỏi có thể không gây ra vấn đề gì lớn, nhưng cần tránh khi có thể để hạn chế cơn đau. (3)

Lá đinh lăng, cỏ đinh lăng và mầm cỏ đinh lăng có chứa một loại axit amin được gọi là L-canavanine, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch. Nên cũng cần tránh sử dụng hằng ngày.

Rau mùi, cần tây chứa axit amin gây tăng mệt mỏi, đau cơ. Để tránh những cơ đau không đáng có của lupus nên tránh ăn chúng.

7. Các cây, quả thuộc họ nhà cà

Các cây, quả thuộc họ nhà cà như cà chua, cà tím, khoai tây, ớt chuông… chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng hoàn toàn không phù hợp với người bị lupus ban đỏ. Bởi chúng chứa chất chống lại ký sinh trùng và mầm bệnh, có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh rối loạn tự miễn.

Bệnh Lupus ban đỏ nên ăn gì?

Một số thực phẩm có chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên. Bệnh lupus ban đỏ nên gì để hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, tránh bùng phát và viêm rất quan trọng nên hãy ghi nhớ những loại sau:

1. Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D

Các loại thuốc điều trị lupus có thể làm cạn kiệt canxi của cơ thể, tăng nguy cơ loãng xương, thậm chí là gãy xương. Thế nên, bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe hơn từ: sữa, phô mai, sữa chua, đậu hũ, rau lá xanh đậm, cải bó xôi, bông cải xanh, ngũ cốc, nấm, cá hồi, cá mòi…

*

1. Thực phẩm giàu Omega – 3

Thực phẩm giàu Omega-3 được biết đến có tác dụng giảm viêm, giảm nguy cơ huyết áp cao cũng như cải thiện tâm trạng và sức khỏe tim mạch. Axit béo omega – 3 còn kiểm soát triglyceride. Các loại thực phẩm chứa nhiều omega -3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, hàu, tôm, rong biển, các loại hạt, óc chó, hạt chia…

2. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa như Vitamin A, Vitamin B và Vitamin E có thể giúp chống lại chứng viêm và các loại tổn thương tế bào khác. Mặc dù lợi ích chính xác đối với bệnh nhân lupus chưa được chứng minh, nhưng một số bệnh nhân nhận thấy rằng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa viêm bùng phát. Nên ăn các thực phẩm như trái cây, rau, trà xanh, các loại hạt, đậu.

3. Cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… chứa nhiều chất béo tốt omega – 3, hỗ trợ giảm viêm rất tốt, giảm nguy cơ về tim mạch, huyết áp. (4)

4. Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ tốt cho sức khỏe của mọi người và cả người bệnh lupus. Chúng nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, selen, caroten… chống hóa và giảm viêm sưng. Nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây vào các bữa ăn nhẹ, thay thế thức ăn nhanh, sử dụng làm sinh tố, nước ép như cam, bưởi, cherry, nho, việt quất, cải xoăn, cải bó xôi, rau có lá xanh đậm…

5. Các loại ngũ cốc, đậu và hạt

Các loại ngũ cốc, đậu và hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, selen, chất đạm, chất xơ tốt. Người bị lupus ban đỏ nên bổ sung ngũ cốc, đậu hạt trong thực đơn hằng ngày như: đậu lăng, đậu nành, đậu hũ, hạt chia, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều…

*

6. Sữa và các thực phẩm làm từ sữa

Sữa và các thực phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa, sữa hạt (sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân…) chứa hàm lượng canxi phong phú và vitamin dồi dào như vitamin D, vitamin B, kẽm, selen… Tốt nhất bạn nên chọn sữa ít béo hoặc tách béo để tránh tăng cân mà vẫn hấp thụ được canxi tốt nhất.

Cách chăm sóc người bệnh Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn thường gặp và có triệu chứng đa dạng nhất. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nên khi có bất kỳ triệu chứng cần gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Bên cạnh đó, bạn nên có một chế độ ăn uống tốt nhất cân bằng, cung cấp cùng một chất dinh dưỡng lành mạnh như cung cấp hàm lượng canxi, chất chống oxy hóa và omega-3 cao để tránh các biến chứng thường được chẩn đoán từ bệnh lupus như loãng xương và bệnh tim mạch.Tránh các loại thực phẩm tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, có thể gây bùng phát bệnh lupus và các rối loạn tự miễn dịch khác. Tránh thừa cân, béo phì để không làm trầm trọng tình trạng bệnh hiện tại.Bạn nên bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời, tránh đi ra trời nắng vào giờ cao điểm, vì tia UV rất độc, có thể làm da bạn lở loét vết viêm hay sưng tấy đỏ nhiều hơn. Nên sử dụng kem chống nắng có độ SPF 30 (không chứa mexoryl, avobenzone, oxit kẽm, titanium dioxide) hằng ngày để bảo vệ làn da khi mắc bệnh lupus ban đỏ.

*

Đối với tóc: nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, tránh sử dụng hóa chất hay nhiệt quá nhiều để bảo vệ mái tóc, tránh rụng, gãy tóc.Hãy thường xuyên rèn luyện sức khỏe với các bài tập thể dục thể thao sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, tránh biến chứng liệt, cải thiện tâm trạng bằng cách giải phóng endorphin ra ngoài.Ngủ đủ giấc cũng khiến tinh thần và sức khỏe của người bệnh lupus khá hơn, tránh khỏi căng thẳng mệt mỏi do những cơn đau viêm gây ra. Thường xuyên làm sạch, giặt giũ giường chiếu, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để môi trường sống của bạn trong lành, vệ sinh hơn.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như:

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; Th
S.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, Th
S.BS.CKI Lê Đình Khoa, TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.

Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira Bio
Matrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.